Cách Chăm Bón, Thu Hoạch Tỏi Đạt Năng Suất Vượt Trội
Lượt xem: 581
Các tác dụng của tỏi và phương pháp chăm sóc giúp thu hoạch tỏi hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
- Tỏi là giống cây dạng củ nhỏ được trồng để làm gia vị cho các món ăn và ngoài ra cũng có tác dụng tốt trong việc trị bệnh cảm cúm, mụn trứng cá.
- Thời gian trồng và thu hoạch tỏi diễn ra khá nhanh, vốn đầu tư lúc ban đầu khá thấp nhưng lợi nhuận thu về lại khá cao.
Chọn giống tỏi
- Lựa chọn giống tốt là điều đầu tiên mà bạn cần cân nhắc bởi việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển, kháng sâu bệnh và thời gian thu hoạch.
- Hiện nay trên thị trường có một số các giống tỏi như: tỏi gié, tỏi trâu, tỏi tây và ở miền nam theo các mô hình nhà vườn thì tỏi trắng và tỏi tía được lựa chọn trồng nhiều nhất.
- Đặc điểm tỏi trắng: Phần lá xanh đậm, củ to có đường kính khoảng 4cm vỏ củ có màu trắng, thu hoạch cho năng suất khá cao. Nhược điểm là khó bảo quản và hay bị óp.
- Đặc điểm tỏi tía: Phần lá xanh nhạt, phần củ có vị cay hơn so với tỏi trắng, phần thân tỏi mang màu tía, đường kính củ khoảng 4cm. Giống tỏi tía được trồng phổ biến hơn tỏi trắng.
- Thống kê cho thấy trung bình mỗi ha tỏi có thể thu về 8 - 10 tấn. Bởi vậy nên việc lựa chọn các củ giống tốt rất quan trọng ở thời điểm gieo trồng ban đầu.
Thời vụ trồng tỏi
- Ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng thường sẽ trồng tỏi đan xen giữa 2 vụ lúa nên bạn sẽ thấy thời điểm trồng thích hợp nhất là vào tháng 9 - 10 và thu hoạch tỏi vào tháng 1 - 2 của năm sau.
- Ở các tỉnh miền Trung, thường cũng sẽ bắt đầu xuống giống vào tháng 9 - 10 và thu hoạch vào tháng 1 - 2 năm mới.
Đất trồng tỏi
- Đất trồng tỏi cần được cày bừa thật kĩ, có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt bởi giống cây này không thể chịu được ũng nước trong nhiều ngày.
- Bạn nên lên luống cao , có độ rộng 1,2m giữa mỗi luống có rãnh rộng khoảng 25cm và nếu trồng tỏi trên diện tích rộng thì mỗi luống thường có khoảng 6 hàng tỏi, mỗi hàng cách nhau khoảng 20cm.
- Ngoài ra nên tiến hành bón lót vôi bột và phân chuồng để giúp loại bỏ các tàn dư từ vụ trồng trước và giúp vệ sinh đồng ruộng , diệt trừ nấm bệnh và các loại sâu bọ còn sót lại trong đất.
Mật độ trồng tỏi
- Trung bình mỗi ha sẽ cần khoảng 1 tấn tỏi giống tức 1 sào cần khoảng 35 kg tỏi và bạn thiết kế sao cho cây cách cây trong khoảng 8cm là vừa.
Phương pháp trồng tỏi
- Ngâm củ giống vào trong nước khoảng 6 - 8 tiếng và loại bỏ các nhánh lép, dập.
- Cách trồng tỏi khá đơn giản, bạn chỉ cần đặt 2/3 củ giống và lấp nhẹ một lớp đất mỏng lên trên củ.
- Sau đó tưới nước đều đặn mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cần thiết cho đất trồng.
- Bạn có thể phủ thêm 1 lớp cỏ khô, rơm rạ được thái nhỏ lên trên để tránh cho các loại cỏ dại mọc.
- Lưu ý: bạn nên lựa chọn củ giống tốt, không bị nấm mốc hay sâu bệnh, to chắc và có tỉ lệ nẩy mầm cao và nên làm các giàn che bằng nilon trong thời gian đầu tiên để giúp tránh mưa bão.
Chăm sóc cây non
- Khi cây giống phát triển được khoảng 1 tháng sẽ có 2 - 3 lá non và thời gian này cần cung cấp nước tưới đẩy đủ để duy trì độ ẩm trong đất khoảng 70%
Cách bón phân
- Lượng phân bón tổng cho mỗi ha trồng: phân chuồng khoảng 15.000kg , phân NPK-S khoảng 700kg và chia làm 3 lần bón
- Bón lót: bón toàn bộ số lượng phân chuồng.
- Bón thúc lần 1: sau khi trồng khoảng 20 ngày: bón khoảng 220kg phân NPK.
- Bón thúc lần 2: cách đợt 1 khoảng 20 ngày: bón khoảng 220kg phân NPK.
- Bón thúc lần 3: cách đợt 2 khoảng 20 ngày: bón phân NPK khoảng 220 kg phân NPK.
Phòng trừ sâu bệnh
- Bệnh sương mai: cách trị bệnh tốt nhất là khi vừa phát hiện phun dung dịch boócđô 1% hoặc một trong các loại Zineb 80%, Ziram 90% và phun với liều lượng thích hợp được ghi trên bao bì.
- Bệnh than đen: hay hình thành trên phần củ bạn cũng sử dụng thuốc Zineb để tiêu diệt loại bệnh này.
- Biện pháp phòng trừ tốt nhất là bạn nên thường xuyên thăm nom đồng ruộng, nhà vườn trồng tỏi, loại bỏ lá hoặc các củ bị nhiễm nấm , sâu bệnh để tránh bị lây lan ra các cây trồng khác.
- Kết hợp loại bỏ cỏ dại tránh việc chúng cạnh tranh dinh dưỡng, đất trồng, không gian phát triển và thành tổ của các loại côn trùng.
Thu Hoạch Tỏi
- Kể từ thời điểm bắt đầu xuống giống cho tới lúc gieo trồng , chăm sóc cho tới khi thu hoạch tỏi trong khoảng 120 ngày ( 4 tháng )
- Tiến hành thu hoạch vào những ngày có thời tiết nắng ráo, nhỏ phần củ và bó chặt lại thành chùm rồi treo lên cao để bảo quản.
- Thông thường để chọn lấy củ giống có chất lượng tốt và tiếp tục gieo trồng cho những vụ sau thì thời gian phát triển cần tới 140 ngày, đường kính củ phải đạt 4cm và phát triển được khoảng 10 nhánh.
Công dụng của tỏi
Chữa trị bệnh cảm cúm
- Trong tỏi có chứa chất sulfur giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên việc ăn tỏi thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, phòng ngừa bệnh cảm cúm, hắt hơi sổ mũi.
Cải thiện thị lực, giúp xương chắc khỏe
- Tỏi có chứa Vitamin A rất tốt cho thị giác và việc bổ sung tỏi làm gia vị cho các món ăn cũng góp phần giúp chống khô mắt , mỏi mắt nhờ dịch mắt được tiết ra nhiều hơn.
- Bên cạnh đó, thành phần chứa canxi sẽ giúp hệ thống xương trong cơ thể dẻo dai hơn giúp bạn phòng tránh được các bệnh về xương khớp.
Hỗ trợ điều trị bệnh về răng miệng, tiểu đường
- Trong mỗi củ tỏi sống chứa hợp chất Allicin có khả năng loại bỏ các giống vi khuẩn tích tụ trên răng lợi giúp hàm răng săn chắc hơn, không bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng hay sâu răng.
- Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng rối loạn chuyển hóa.
- Nhìn chung việc bổ sung tỏi làm gia vị cho các món ăn không chỉ giúp tăng thêm hấp dẫn mà tỏi còn mang những công dụng rất tuyệt vời đối với sức khỏe.
LỜI KẾT
- Hi vọng rằng với những chia sẻ của FATECH qua bài viết sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức hơn.
- Chúc bạn sớm thành công và có được vụ gieo trồng thuận lợi, năng suất thu hoạch tỏi chất lượng cao.