Cách Chăm Sóc, Thu Hoạch Vừng Dễ Dàng, Năng Suất Cao

Lượt xem: 487

Mách bạn các bước trồng, chăm sóc dễ dàng để thu hoạch vừng đạt năng suất cao.

Tóm tắt nội dung

    • Vừng là một trong những cây trồng có giá trị cao được trồng rất nhiều trên đất nước ta.
    • Vừng khi thu hoạch được sử dụng để làm các loại gia vị cho các món ăn và cũng có công năng tốt trong việc điều trị các loại bệnh như ung nhọt, ho khan, suy nhược cơ thể hay tình trạng thiếu sữa sau khi sinh.
    • Vậy cách trồng, chăm sóc như thế nào, để thu hoạch vừng đạt năng suất cao?
    • Hãy cùng FATECH tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

    thu-hoach-vung

    Thời vụ trồng năng suất tốt nhất

    • Đối với cây vừng, vụ trồng tốt nhất là vụ hè thu bởi trong thời gian này có nhiều ánh nắng, thoát nước tốt, không khí thông thoáng không bị ngập úng ( cây vừng không chịu được ngập úng. )
    • Thời vụ gieo trồng vừng đạt năng suất cao thường diễn ra vào khoảng tháng 4 - 5 và thu hoạch vào tháng 6 - 7 dương lịch.

    thu-hoach-vung

     Giống trồng

    • Hiện nay trên thị trường có hai loại vừng: vừng đen và vừng trắng.
    • Vừng đen: dễ trồng, sai quả, nhưng thời gian chín diễn ra lâu hơn so với vừng trắng và thời gian sinh trưởng cũng mất từ  4 - 5 tháng.
    • Vừng trắng: Sai quả, năng suất cao, dễ trồng , thời gian sinh trưởng mất 2 - 3 tháng.
    • Bạn cần lưu ý về giống cây trồng bởi nó là yếu tố quan trọng quyết định thời gian thu hoạch vừng về sau.
    • Tùy theo nhu cầu của mỗi người mà sẽ có những sự lựa chọn giống cây trồng khác nhau, trung bình mỗi ha sẽ cần khoảng 5kg hạt giống.

    thu-hoach-vung

    Làm đất và bón lót

    • Lựa chọn các vị trí có ánh nắng mặt trời, đất trồng tại đó cần là đất cát pha, đất thịt nhẹ có thể thoát nước tốt khi gặp những ngày mưa nhiều.
    • Cần tiến hành cầy bừa kĩ vì hạt giống vừng rất nhỏ nên nếu bị vùi kĩ hạt sẽ rất khó nảy mầm, cày sâu 15cm, luống rộng 2m, rãnh rộng 30,35cm để thoát nước tốt nhất.
    • Xem thêm thiết bị hõ trợ vận chuyển vừng và các cây lương thực: Xe kéo hàng bằng tay

    thu-hoach-vung

    Xử lý hạt giống

    • Bước 1: để giúp cho hạt nẩy mầm dễ hơn, nên ngâm vào nước trong khoảng 3  - 5 tiếng rồi trộn đều hạt vào tro bếp giúp cho các loại kiến và côn trùng không mang được hạt giống đi.
    • Bước 2: Sử dụng khay ươm hạt , mỗi lỗ để 1- 2 hạt giống vào.
    • Bước 3: Đặt khay ươm hạt ở vị trí có ánh nắng dịu nhẹ, tưới nước dạng phun sương cung cấp độ ẩm.
    • Sau khi hạ nứt nanh, phát triển thành cây non cao khoảng 10cm thì chi duyển cây sang các ô đất trồng đã chuẩn bị sẵn để tiến hành cho việc chăm sóc và bón phân.

     thu-hoach-vung

     Chăm sóc cây non

    • Để cây với khoảng cách 6-7cm, mật độ trong khoảng 50 - 60 cây/m2.
    • Sau khi cây non hạ thổ được khoảng tháng thì bắt đầu tiến hành bón phân kết hợp xới đất, dọn cỏ và tưới nước.
    • Việc dọn cỏ rất quan trọng vì đây các loại sâu bọ, côn trùng rất hay ẩn nấp và cũng là để tránh cho việc cây vừng phải cạnh tranh dinh dưỡng vơi một số các cây trồng khác.

    thu-hoach-vung

    Bón phân

    • Lượng phân bón theo ha: phân chuồng khoảng 2 - 3 tấn hoặc 500kg phân hữu cơ vi sinh kết hợp cùng: 120 kg phân ure + 300 kg supe lân + 100kg phân kali + vôi bột 100 - 200kg ( nếu có )
    • Bón lót trước khi trồng cây khoảng 3 - 4 tuần: trộn toàn bộ số vôi bột vào đất và chia đều lên toàn bộ diện tích trồng. Ngoài ra, bón hết lượng phân supe lân + 1/2 số phân ure.
    • Bón thúc cách thời điểm bón lót khoảng 20 - 30 ngày: bạn bón nốt lượng phân còn lại gồm có 1/2 số phân ure + toàn bộ số phân kali.
    • Nên hòa phân vô cơ cùng nước để tưới sẽ giúp cho cây dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.
    • Cần kết hợp vệ sinh đồng ruộng, tưới nước và dọn cỏ thật sạch sẽ.

    thu-hoach-vung

    Phòng trừ sâu bệnh

    • Đối với các loại côn trùng: sâu ăn lá, đục cành, rệp sáp, rầy bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc: Trebon, Bassa để loại trừ.
    • Bệnh héo tươi: cây non lá xanh bị héo và có thể làm chết cây nên cần lựa chọn hạt giống tốt trước khi ươm và tham khảo sử dụng thuốc CopperB hoặc Alittle để trị bệnh.
    • Bệnh đốm phấn: Bạn tham khảo sử dụng thuốc Ridomil để chữa bệnh cho cây với liều lượng thích hợp.
    • Bệnh khảm: là bệnh hay gặp khi trồng vừng do rầy xanh gây nên cần sử dụng các loại thuốc thích hơp như: trebon, bassa để loại bỏ rầy.

    thu-hoach-vung 

    Thu Hoạch Vừng

    • Vừng là giống cây cho ra hoa và trái có thời gian kéo dài nên việc lưu ý thời gian thu hoạch vừng chính xác sẽ giúp đảm bảo chất lượng và năng suất  được tốt hơn.
    • Bạn chú ý khi phần lá vàng, lụi dần, khoảng 80 - 90% số quả trên cây có màu đen thì cần tiết hành thu hoạch trong các ngày nắng ráo.
    • Nếu trồng vừng trong sân vườn hoặc đồng ruộng sử dụng lưỡi liềm rồi cắt sát gốc sau đó ủ và phơi khô trong 3 - 4 ngày nắng.
    • Sau đó sàng qua lại , phơi thêm 1 - 2 ngày nắng cho thật khô rồi đem tiếp tục bảo quản, cất trữ.
    • Lưu ý: giông như cách bảo quản nhiều loại nông sản, cây lương thực khác sau khi thu hoạch vừng tuyệt đối không nên đổ đống, chất chồng lên nhau rất dễ sinh ra nấm mốc, thối hạt.

    LỜI KẾT

    • Trên đây FATECH đã chia sẻ với các bạn một số các thông tin và về phương pháp trồng, chăm sóc cây vừng.
    • Mong rằng các bạn đã nắm chắc các bước và sớm có vụ thu hoạch vừng thành công.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM