Cách Chăm Sóc, Thu Hoạch Vải Thiểu Đạt Năng Suất Cao

Lượt xem: 657

Các phương pháp trồng, chăm sóc đúng cách giúp thu hoạch vải thiều năng suất cao.

Tóm tắt nội dung

    • Vải thiều là giống trái cây nổi tiếng tại nước ta có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều nhất ở Bắc Giang và Hải Dương.
    • Trồng vải thiều cũng là lựa chọn làm kinh tế lâu dài ở nhiều khu vực.
    • Để thu hoạch vải thiều đạt năng suất cao, bạn cần lưu ý một số các yếu tố dưới đây:

     thu-hoach-vai-thieu

    Đất trồng

    • Nên trồng cây vải thiều trên các loại đất như: đất đỏ, đất vàng, đất cát pha , đât phù sa, đất thịt nhẹ hay các loại đất giàu màu mỡ.
    • Lưu ý: trong khu vực trồng vải thiều cần hạn chế thả các loại gia súc , vật nuôi cắn phá hay gây ô nhiễm nguồn đất. Nếu gặp phải bạn cần xử lý chất thải nhanh chóng tránh sinh ra các loại nấm mốc, mầm bệnh.

    thu-hoach-vai-thieu

    Mưa, độ ẩm và ánh sáng

    • Những tháng hè khô hạn nên chú ý phân bổ lượng nước tưới đẩy đủ để tránh khi cây ra hoa, kết trái bị rụng, héo.
    • Cần duy trì độ ẩm trong đất khoảng 70 - 80% , tuy nhiên cần lưu ý rằng cây vải thiều chịu úng nước rất kém so với các giống cây ăn quả khác như: ổi, táo, nhãn...
    • Ngoài ra, yếu tố về áng nắng mặt trời cũng rất quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn hoa nở, đậu trái.
    • Áng nắng giúp cho việc quang hợp thuận lợi, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khả năng đậu nhiều quả  và giúp năng suất thu hoạch vải thiều cao hơn.

    thu-hoach-vai-thieu

    Thời vụ, mật độ trồng vải thiều

    • Thời vụ trồng vải thiều tốt diễn ra vào đầu mùa mưa hàng năm.
    • Ở miền bắc vụ trồng thích hợp: vụ thu vào tháng 8 - 10 dương lịch và vụ xuân vào tháng 2- 4 dương lịch.
    • Khoảng cách giữa cây cách cây khoảng: 7x7m hoặc 8x8m tùy theo mật độ trồng và diện tích trồng để thiết kế sao cho phù hợp nhất, có lối đi lại tiện cho việc chăm sóc và tỉa cành.
    • Một số nơi với nhu cầu làm kinh tế cao , trồng vải với mật độ khá dày, trong khoảng: 4x4m ( khoảng hơn 400 cây /ha )

    thu-hoach-vai-thieu

    Tiêu chuẩn chọn giống

    • Phải là giống theo đúng tiêu chuẩn ngành , bạn có thể lựa chọn phương pháp trồng bằng hạt, ghép và chiết cành.
    • Thường chiết cành là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất : chỉ cần lựa chọn được cây mẹ cho năng suất cao hàng năm, lựa chọn 1 cành khỏe  có đường kính khoảng: 1 - 1, 5cm.
    • Sau đó dùng dao vóc khoanh 1 đoạn vỏ khoảng 2 - 3cm để khô khoảng 2 - 3 ngày rồi đem giâm trong bầu ươm chuẩn bị sẵn.
    • Thông thường thời gian chiết cành vào tháng 3 - 4 hoặc tháng 7 - 8 và thường sau 3 tháng là bộ phận rễ sẽ phát triển khỏe mạnh và bạn có thể tiến hành trồng dưới hố với khoảng cách đã chuẩn bị sẵn.

    thu-hoach-vai

    Đào hố trồng và làm đất

    • Dùng xẻng đào hố có kích thước khoảng: 60x60x60cm và sâu khoảng 60cm.
    • Bón lót cần thực hiện trước 3 - 4 tuần trước khi trồng cây, bón 10kg phân chuồng, 05kg phân lân trộn đều với đất trong hố rồi lấp kín lại.

    thu-hoach-vai-thieu

    Tiến hành trồng cây

    • Di chuyển bầu ươm cây ra hố đã chuẩn bị, bới 1 lỗ nhỏ trong hố với độ sâu khoảng 20cm rồi lấp kín, chặt gốc cây.
    • Kết hợp đóng thêm các cọc bảo vệ xung quanh và buộc dây giữ thân cây vào các cọc để giú cây không bị đổ ngã trong năm đầu tiên khi gặp gió bão mạnh.
    • Sau khi trồng xong, kết hợp tưới nước dọn cỏ thường xuyên cho cây.

    thu-hoach-vai-thieu

    Chăm sóc , bón phân, tỉa cành.

    • Trong ba năm đầu khi trồng cây sử dụng số lượng phân bón: 1kg phân đạm ure, 1 kg phân lân + 0, 5kg kali ( được hòa cùng với nước để giúp dễ hấp thu hơn ) + 5 - 10 kg phân chuồng và chia làm 3 đợt để bón.
    • Mỗi đợt sẽ cách nhau khoảng hai tháng, cụ thể: Đợt 1 vào tháng 10 - 11, đợt 2 vào tháng 12 - 1, đợt 3 vào tháng 3 - 4.\
    • Tỉa cành lá khô héo sẽ giúp cây tập trung phát triển các cành tán chính giúp việc ra hoa, đậu trái nhanh hơn.
    • Các cành bị sâu bệnh cũng cần loại bỏ và sau khi thực hiện xong cần có các biện pháp sử lý vết cắt ngay để tránh việc côn trùng và các loại nấm bệnh nhân cơ hội gây hại.
    Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển vải thiều: Xe kéo 4 bánh

    thu-hoach-vai-thieu

    Phòng trừ sâu bệnh

    • Bọ xít: khi phát hiện thấy bạn sử dụng thuốc Drotox hoặc Bi 58 , Dipterex để phun với liều lượng thích hợp sẽ giúp loại trừ .
    • Sâu đục quả, đục cành: Giống này sau khi trưởng thành là loại xén tóc nên khi phát triển cần bắt loại bỏ ngay hoặc dùng thuốc padan 15sp.
    • Nhện: dùng thuốc Ortons hoặc Bi 58 phun với liều lượng thích hợp khi trên bao bì.
    • Biện pháp phòng trừ: để hạn chế tình trạng sâu bệnh nên theo dõi, vệ sinh làm vườn, đồng ruộng thường xuyên hơn.
    • Cắt bỏ cỏ dại, tiêu diệt tổ côn trùng non để tránh việc phát triển thành ổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất thu hoạch vải thiều về sau.

    thu-hoach-vai-thieu

    Thu Hoạch Vải Thiều 

    • Chấm dứt việc phun , xịt thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng vào khoảng 15 - 20 ngày trước thời điểm thu hoạch.
    • Khi quả chuyển sang màu nâu hơi sẫm là thời điểm ngon ngọt nhất, giàu dinh dưỡng nhất và có thể tiến hành thu hoạch được rồi.
    • Nên bố trí ngày thu hoạch cho hợp lý vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
    • Tránh không nên lựa chọn các ngày mưa sẽ khiến việc thu hoạch và bảo quản vải thiều gặp nhiều khó khăn.
    • Khi thu hoạch vải thiều tránh giật mạnh làm đứt cành lá mà nên kết hợp sử dụng các dụng vụ làm vườn có đệm lót giúp hái chùm quả dễ dàng, không bị dập quả khi bán giá không được cao.
    • Sản phẩm vải thiều sau khi thu hoạch nên nhanh chóng vận chuyển tới nhà máy hoặc tới các nhà phân phối để tiếp tục cho các bước bảo quản đóng gói để tránh làm giảm chất lượng.
    • Cần che phủ kín chùm quả bằng giấy báo hoặc lá cây để tránh việc quả bị tiếp xúc với áng nắng và bị va quệt trong quá trình vận chuyển.

     LỜI KẾT

    • FATECH Hi vọng rằng qua bài viết sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để giúp việc gieo trồng, chăm sóc hiệu quả hơn.
    • Chúc các bạn thành công, sớm có vụ thu hoạch vải thiều đạt năng suất cao.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM