Cách Trồng, Chăm Sóc Để Thu Hoạch Mít Đạt Năng Suất Cao
Lượt xem: 1337
Mách bạn phương pháp trồng, chăm sóc đúng cách giúp thu hoạch mít năng suất cao.
Tóm tắt nội dung
- Mít là giống cây trồng lấy quả có hương vị thơm ngon đậu trái quanh năm, có giá trị kinh tế cao trên thị trường nên được bà con nhiều nơi gieo trồng.
- Trong mỗi múi mít chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy nhưng để có thể thu hoạch mít đặt năng suất, chất lượng cao công đoạn gieo trồng và chăm sóc cần có một số lưu ý dưới đây.
Chọn Giống Tốt
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các giống mít khác nhau như: mít Thái, mít không hạt, mít tố nữ ...vv
- Và tối ưu nhất là ghép cành để vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ, thời gian thu hoạch nhanh hơn so với phương pháp gieo hạt.
- Phần gốc để ghép thường phải được khoảng 1 năm tuổi là cây mít mọc tự nhiên hoặc mít rừng để tăng khả năng sinh trưởng, chịu sâu bệnh, ngập úng của cây.
- Lựa chọn cây giống cần lưu ý cây đang trong thời kì sinh trưởng khỏe mạnh, vết ghép đã liền, lá cây xanh tốt không có dấu hiệu bị sâu bệnh.
Thời vụ và mật độ gieo trồng
- Tại miền Nam nước ta nên bắt đầu tiến hành trồng mít vào đầu mùa mưa bởi thời điểm này nhiệt độ không quá oi bức và đảm bảo lượng nước cũng cấp dồi dào giúp cây phát triển nhanh chóng.
- Đối với miền Bắc nước ta nên tiến hành trồng cây vào mùa thu khoảng tháng 8 - 10 và mùa xuân vào khoảng tháng 2 - 4 bởi thời điểm này nhiệt độ, không khí mát mẻ, thông thoáng không quá nóng hay lạnh giá.
- Mật độ trồng cây cách cây khoảng 6m, hàng cách hàng khoảng 7m.
- Tùy theo diện tích trồng trong nhà vườn, sân vườn mà bạn nên cân nhắc thiết kế khoảng cách thích hợp để có đủ không gian chăm sóc, thu hoạch mít thuận tiện.
- Lưu ý: không nên trồng mít quá sát sẽ làm hạn chế không gian sinh trưởng của cây và việc trồng sát các cây gần nhau sẽ khiến cây mít phải cạnh tranh ánh nắng, dinh dưỡng từ đất trồng làm năng suất quả khi thu hoạch giảm chất lượng.
Tiến hành làm đất, bón lót
- Trước khi tiến hành trồng cây đươc khoảng 1 tháng bạn nên tiến hành đào các hố trồng với chiều rộng và độ sâu khoảng 60x60cm và bón lót 0,3 - 0,5kg vôi bột + 5 - 10 kg phân chuồng hoai mục trộn đều vào đất rồi lấp hố đất lại.
- Vệ sinh đất trồng trong thời gian đầu sẽ giúp loại bỏ nấm bệnh, côn trùng và các nguy hại tiềm ẩn trong đất.
Tiến hành trồng cây
- Bước 1: Xé bỏ túi nilon trong bầu ươm của cây mít giống mà bạn mới mua về, dùng xẻng làm vườn đào một hố trồng nhỏ ngay chính giữa hố đã lấp khi bón lót vệ sinh.
- Bước 2: đạt cây giống chính giữa hố trồng nhỏ mới đào, lấp đất chắc chắn, sát gốc cây và cắm thêm các cọc tre, gỗ bao quanh để giúp hỗ trợ chống đỡ cây không bị đổ ngã nếu gặp phải mưa gió, bão lũ trong thời kì đầu.
- Bước 3: Nên tưới nước mỗi ngày / 1 lần, quan sát sự phát triển của cây để đảm bảo cây mít phát triển thuận lợi tại môi trường đất trồng mới.
- Lưu ý: cần điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp để tránh việc đất trồng khô cằn hoặc quá ngập úng gây thối gốc rễ , sinh ra các loại sâu bệnh. Ngoài ra, cần kết hợp vệ sinh sân vườn, đồng ruộng định kì , dọn bỏ cỏ dại không để mọc tràn lan cạnh tranh khôn gian sinh trường, phát triển của cây mít.
Cắt tỉa
- Kể từ khi bắt đầu gieo trồng cây giống cho tới thời điểm cây phát triển được khoảng 1m bạn nên bắt đầu tiến cành cắt tỉa cho cây.
- Tỉa bớt cành lá héo úa, cành còi cọc, bị sâu bệnh tấn công hay cành thiếu sức sống và thường sẽ giữ lại cành chính ( cành cấp 1 ) và để phát triển tỏa đều ra các cành phụ ( cành cấp 2 ).
- Việc tỉa cành định kì sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn, tập trung phát triển cành chính, nhanh đậu trái to hơn.
Bón phân
- Trong các bước chăm sóc bước bón phân chiếm vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất khi thu hoạch mít.
- Ngoài lần bót lót đầu tiên, mỗi năm bạn nên chia làm 3 đợt bón, mỗi đợt cách nhau khoảng 2 - 3 tháng.
- Năm đầu tiên: sau khoảng hơn tháng kể từ khi trồng cây giống bạn bón mỗi cây 0,5 - 1 kg phân NPK pha loãng với nước rồi tưới cách gốc khoảng 15 - 20cm để giúp cây hấp thu nhanh chóng.
- Sau khoảng hai tháng kể từ lần bón thứ 1 bạn bón tiếp lần 2 với lượng phân tương tự: 0,5 - 1kg phân NPK pha loãng với nước.
- Lần bón 3 cách lần bón 2 khoảng 2 tháng và bạn tiếp tục bón 0,5 - 1kg phân NPK pha loãng với nước.
- Nếu thuận lợi cây sẽ bắt đầu cho đậu trái vào năm thứ 2 kể từ lúc gieo trồng.
- Thời điểm này bạn cần tăng thêm lượng phân Kali để giúp cây nuôi dưỡng tăng chất lượng trái được tốt hơn và vẫn chia làm 3 lần bón/ 1 năm.
Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển mít và các loại nông sản: xe kéo 4 bánh
Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu đục thân, đục cành lá, đục quả: Bạn sử dụng thuốc basudin hoặc bian, decis, cyperan để xịt với liều lượng được khuyến cáo để giúp loại bỏ giống sâu này.
- Rệp sáp, rầy: Bạn sử dụng thuốc basudin hoặc supracide, bassan và phun với liều lượng được chỉ định ghi trên cây trồng.
- Bệnh thối nhũn, thối gốc thân: Bạn phòng trừ bằng cách vệ sinh sân vườn định kì, sử dụng thuốc như : Anvil, Ridomil, Aliette...
Thu Hoạch Mít
- Khi lá bắt đầu chuyển màu, quả mít có mùi thơm đặc trưng, vỗ vào phát ra tiếng trầm ấm là lúc bạn có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch mít.
- Trái mít có thể tiếp tục chín trong quá trình vận chuyển nên bạn không nên để trái chín già trên cây sẽ không bảo quản được lâu.
- Thông thường quả mít ở điều kiện bình thường sau khi được hái sẽ chín chỉ sau 3 - 5 ngày nên bạn cần có phương án vận chuyển tới nhà máy, xưởng tiêu thụ trong thời gian nhanh nhất.
LỜI KẾT
- Như vậy FATECH đã chia sẻ với các bạn các lưu ý quan trọng giúp trồng, chăm sóc để thu hoạch mít đạt năng suất cao.
- Chúc bạn thành công.