Cách Trồng, Chăm Sóc Để Thu Hoạch Vải Đạt Năng Suất Cao
Lượt xem: 1181
Mách bạn các bước trồng, chăm sóc đúng cách giúp thu hoạch vải đạt năng suất cao.
Tóm tắt nội dung
- Vải là cây trồng lấy quả có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao.
- Tại nước ta cây vải được trồng nhiều nhất ở Hải Dương và Bắc Giang và được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế lâu dài.
- Để thu hoạch vải đạt năng suất cao, cây sinh trưởng khỏe mạnh, chịu sâu bệnh tốt, bà con cần lưu ý một các yếu tố dưới đây.
Đất Trồng
- Nên trồng vải với các loại đất trồng giàu dinh dưỡng, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất đỏ.
- Yêu cầu cần cày bừa, làm đất kĩ, loại bỏ sỏi đá, sâu bệnh, tàn dư của các vụ trồng trước.
- Trước khi tiến hành gieo trồng khoảng 1 tháng, bạn nên chuẩn bị đào trước các hố trồng với kích thước chiều rộng và độ sâu khoảng 60x60x60cm.
- Khoảng cách giữa các hố trồng ( cây cách cây ) từ 4 - 5m tùy theo diện tích trồng để thiết kế mật độ phù hợp tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch vải về sau.
- Bạn bón lót trước vào mỗi hố khoảng 0,5kg vôi bột cùng các loại phân hữu cơ, phân ủ chuồng hoai mục trộn lẫn với đất để loại bỏ nấm bệnh, sâu bọ và lấp miệng hố lại.
Thời vụ trồng
- Cây vải phát triển nhanh nhất, thuận lợi nhất vào vụ thu: tháng 8 - 10 và vào vụ xuân: tháng 2 - 4.
- Ở niềm Nam nên bắt đầu tiến hành trồng, chăm sóc cây giống vào đầu mùa mưa để cây được cung cấp lượng nước tưới đầy đủ hơn.
Chọn giống tốt
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các giống vải ngon, giá bán tốt và năng suát cao. Trong đó: vải thiều Thanh Hà, vải Phú Hộ hay vải Xuẩn Đỉnh là một trong các giống nổi tiếng nhất.
- Để lựa chọn được cây giống tốt bạn nên tới cửa hàng, nhà phân phối cung cấp hạt giống, cây giống chuẩn để được đảm bảo về chất lượng.
- Bạn có thể trồng vải theo phương pháp gieo hạt hoặc lựa chọn mua cây giống về chăm sóc.
- Cách gieo hạt sẽ mất nhiều thời gian hơn, hạt giống phải là hạt không bị sâu bệnh, không bị lép, được thu hoạch từ cây mẹ cho năng suất cao, ổn định hàng năm.
Tiến hành trồng
- Bạn dùng xẻng, bay làm vườn đào một hố nhỏ ngay chính giữa hố trồng đã chuẩn bị sẵn từ một tháng trước đó.
- Đặt thẳng cây giống, lấp chặt đất xung quanh gốc và cắm thêm một vài cọc gỗ, cọc tre xung quanh rồi buộc thân cây lại để giúp hạn chế việc bị đổ ngã nếu gặp mưa bão lớn.
Chăm sóc cây vải
- Trong suốt thời gian chăm sóc cây vải lượng nước tưới chiếm vai trò rất quan trọng.
- Bạn cần điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp duy trì độ ẩm trong đất trồng, không để quá khô cằn hoặc ngập lụt làm thối gốc rễ sinh ra nhiều loại bệnh cho cây vải.
- Việc dọn cỏ dại xung quanh gốc cây cũng rất quan trọng bởi đây là nơi trú ẩn của rất nhiều các giống loài côn trùng, rệp, sâu bọ hay cắn phá.
- Nên có lịch trình cắt tỉa cành lá yếu, còi cọc, cành lá khô, bị sâu bệnh định kì kết hợp xới toàn bộ diện tích đất để vệ sinh, dọn sạch cỏ.
- Việc làm trên rất quan trọng sẽ giúp cây vải phát triển thuận lợi trong năm đầu tiên, không bị sâu bệnh tấn công.
Bón phân
- Một trong những việc quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất thu hoạch vải hay bất kì loại cây trồng ăn quả, rau củ đó chính là phân bổ lượng phân bón hàng năm.
- Thông thường sẽ chia làm 3 - 4 đợt bón / 1 năm và mỗi đợi sẽ cách nhau khoảng 2 tháng.
- Đợt 1: bón 0,1 - 0,3 kg phân đạm ure + 0,3 kg phân lân + 0,1 kg phân kali cho mỗi cây vào khoảng tháng 3 ( nếu trồng vào vụ xuân cách khoảng 1 tháng kể từ khi bắt đầu tiến hành vào tháng 2 )
- Đợt 2: lượng phân bón tương tự và bón vào tháng 5.
- Đợt 3: lượng phân bón tương tự đợt 1 và đợt 2 và bón phân vào tháng 7 hoặc 8.
- Đợt 4: lượng phân bón tương tự các đợt 1, 2, 3 và tiến hành bón phân vào tháng 10 hoặc 11.
- Nếu thuận lợi cây vải sẽ bắt đầu đậu trái vào năm thứ 2 và ở thời điểm cây trồng bắt đầu cho ra hoa, đậu trái bạn cần tăng lên từ 30 - 50% số lượng phân bón, kết hợp tưới nước, vệ sinh đồng ruộng, nhà vườn, tỉa cành để giúp cây tập trung đậu nhiều chùm trái to, ngọt.
Xem thêm thiết bị vận chuyển vải và các loại nông sản: Xe kéo 4 bánh
Phòng trừ sâu bệnh
- Nếu thực hiện việc dọn cỏ, vệ sinh định kì kết hợp với lựa chọn giống tốt thì phần lớn bạn sẽ không phải tốn quá nhiều công sức cho việc loại trừ sâu bọ , côn trùng và các loại nấm bệnh.
- Bọ xít, rệp, sâu đục quả: Khi phát hiện thấy các lỗ nhỏ trên cành, lá, hoặc các loại côn trùng này bạn sử dụng thuốc: Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2% và phun với liều lượng được chỉ định.
- Ngài, nhện lông: Sử dụng một trong các loại thuốc như: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1%, Naled 5% + Metyl Eugenol 95% và phun với liều lượng thích hợp được ghi trên bao bì.
- Bệnh mốc sương: tỉa bỏ cành lá khô , mốc, còi cọc và nếu cây bị triệu chứng bệnh quá nhiều cần phun dung dịch Booc đô , oxiclorua Đồng với liều lượng thích hợp.
Thu Hoạch Vải Và Bảo Quản
- Khi khoảng 90% tổng số quả vải trên cây đã chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ hồng, quả mọng, phần cùi có nhiều nước ăn rất ngon ngọt là vụ thu hoạch vải đã tới.
- Trước thu hoạch khoảng 10 - 15 ngày dừng phun tất cả các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ , tưới ít nước.
- KHông nên thu hoạch ở thời điểm quả xanh hoặc quả quá chín, rơi rụng nhiều và không bảo quản được lâu.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ thu hoạch có lớp đệm lót giúp hái quả dễ dàng, không bị rơi dập làm ảnh hưởng tới mẫu mã không bán được giá cao.
- Chọn ngày thu hoạch có thời tiết nắng đẹp, các chùm vải thu hoạch vệ sinh loại bỏ bụi bẩn rồi đem lau khô.
- Đẻ bảo quản được lâu, nên tránh để các chùm vải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Cần có biện pháp che phủ bằng lá bìa các tông nhưng vẫn cần đảm bảo độ thông thoáng và nên có phương án vận chuyển đi tiêu thụ trong thời gian sớm nhất.
LỜI KẾT
- Như vậy FATECH đã chia sẻ với các bạn một số các thông tin, lưu ý quan trọng giúp việc trồng, chăm sóc, thu hoạch vải diễn ra thuận lợi, đặt năng suất cao.
- Chúc các bạn thành công.