Cách Trồng, Chăm Sóc Để Thu Hoạch Vừng Đen Năng Suất

Lượt xem: 1914

Các bước trồng và chăm sóc giúp thu hoạch vừng đen đạt năng suất cao.

Tóm tắt nội dung

    • Mè là giống cây trồng được thu hoạch làm gia vị cho các món ăn hoặc làm thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh như: ung thư, tiểu đường, tim mạch, xương khớp..
    • Cách trồng, chăm sóc như thế nào để có vụ thu hoạch vừng đen đạt năng suất cao?
    • Hãy cùng FATECH tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

    thu-hoach-vung-den 

     Thời vụ trồng vừng đen

    • Vụ hè: bắt đầu xuống giống gieo trồng vào tháng 4 - 5 và thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 6 - 7.
    • Vụ đông xuân: bắt đầu gieo hạt vào tháng 12 - 1 dương lịch và thời gian thu hoạch diễn ra khoảng tháng 2 - 3 dương lịch.
    • Trong đó, vụ đông xuân được xem là vụ chính , cho năng suất thu hoạch vừng đen lớn nhất , chất lượng nhất trong cả năm bởi cây phát triển rất nhanh chóng, ít sâu bệnh.

    thu-hoach-vung-den

    Chọn giống và xử lý

    • Lựa chọn giống tốt tại các cửa hàng uy tín, được cam kết, đảm bảo về chất lượng.
    • Bước 1: Loại bỏ hạt lép các hạt bị sâu , có khả năng nảy mầm thấp.
    • Bước 2: Sau đó ngâm các hạt trong nước sạch trong khoảng 5 - 6 tiếng để kích cho hạt dễ nảy mầm hơn.
    • Bước 3: Ươm hạt trong các khay ươm, mỗi ô để 1 - 2 hạt giống, phủ lớp tro trấu hoặc xơ dừa lên trên.
    • Bước 4: Để khay ươm ở vị trí có ánh nắng không quá chói và tưới nước cung cấp độ ẩm cho cây thường xuyên.
    • Sau khoảng 7 - 10 ngày hạt sẽ nứt nanh và có cây non phát triển lên.

    thu-hoach-vung-den

    Tiến hành làm đất

    • Đất trồng vừng, tầng canh tác sâu, luống cao 15cm, rộng 1m, rãnh rộng 30cm để giúp thoát nước tốt vì cây vừng đen không chịu được úng nước trong nhiều ngày.
    • Nên chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha tránh trồng vừng tại các vùng đất cằn cỗi, đất thải, đất chua hay gần các khu vực đất ôi nhiễm....
    • Khi làm đất cần tiến hành đào xới thật kĩ, vừa giúp đất có độ tơi hơn vừa để loại bỏ hoàn toàn sỏi đá và các nguy cơ tiềm ẩn như: sâu bọ, nấm bệnh...
    • Bón lót 200kg vôi + 200 kg phân hữu cơ vi sinh ( hoặc phân chuồng hoai mục )  cho mỗi ha trồng vừng đen.
    • Tiến hành đào các hố trồng với kích thước khoảng 40x40x40cm rồi để phơi trong khoảng 1 tháng trước khi tiến hành đưa cây non hạ thổ.

    thu-hoach-vung-den

    Chăm sóc cây vừng đen non

    • Khi cây phát triển được khoảng 5 - 7 lá thật thì bạn chuyển cây tới khu vực đất trồng đã chuẩn bị.
    • Đặt cây chính giữa miệng hố, lấp chặt đất xung quanh gốc, thiết kế các cọc tre xung quanh rồi dùng dây buộc cây lại để tránh đỗ ngã khi gặp gió bão lớn.
    • Cây vừng đen không chịu được ngập úng nên bạn cần điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp nên tưới bằng vòi sen để cây non không bị ngã hoặc sử dụng hệ thống phun tưới nước để tránh làm nước đọng lại quá lâu.
    • Trường hợp mưa lũ trong nhiều ngày cần đào rãnh kịp thời để giúp nước thoát  dễ dàng hơn.

    thu-hoach-vung-den

    Loại trừ cỏ dại

    • Để giúp năng suất thu hoạch vừng đen ở mức tốt nhất một yếu tố không thể bỏ qua đó chính là loại trừ cây cỏ dại xung quanh gốc.
    • Phủ một lớp cỏ khô, rơm gần gốc sẽ giúp hạn chế được tình trạng cây cỏ dại phát triển ngoài ra cần kết hợp kiểm tra định kì , xới đất.
    • Các loại kiến, côn trùng, sâu bọ có nguy cơ gây hại cho cây trồng rất hay trú ngụ gần khu vực cỏ dại nên việc lại trừ cỏ dại cũng góp phần giúp cây ít bị nấm bệnh hay bị các loại côn trùng này cắn phá hơn.

    thu-hoach-vung-den 

    Bón phân chăm sóc

    • Việc bón phân là một trong các bước rất quan trọng thúc đẩy năng suất thu hoạch vừng đen theo từng giai đoạn.
    • Bón thúc giúp cây phát triển chia làm hai đợt bón, tổng số lượng phân bón: 20kg phân super lân, phân ure 5kg, phân kali: 5kg chia đều cho mỗi sào ( mỗi sào ước chừng khoảng 500m2 )
    • Đợt 1: sau khoảng 20 ngày kể từ lúc trồng cây non: bón 1/2 lượng phân ure + 1/2 phân kali + phân super lân.
    • Đợt 2: sau khoảng 15 - 20 ngày kể từ lần bón đợt 1:  bón hết toàn bộ số lượng phân còn lại.
    Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển vừng đen và các loại nông sản: Xe kéo hàng bằng tay

    thu-hoach-vung-den

     Phòng trừ sâu bệnh

    • Sâu khoang: thường gây hại ăn trụi lá, cắn ngang thân cây làm rụng lá , hoa. Bạn dùng thuốc Padan 95SP, Sherpa 25EC, Cyperan 25EC phun theo liều lượng hợp lý được khuyến cáo trên bao bì.
    • Rệp, rầy xanh, bọ trĩ: giống này thường hút nhựa cây để sinh sống làm cây yếu, kém phát triển, vàng lá... Bạn dùng thuốc Regent 800WG, Actara 25EC với liều lượng được khuyến cáo trên bao bì thuốc.
    • Bệnh héo tươi: Do nấm mốc tạo nên dễ nhận thấy khi cành lá xanh bị héo non. Bạn dùng Copper-B, Alittle với liều lượng hợp lý trên bao bì.
    • Bệnh đốm phấn: khi thấy các đốm nhỏ trên lá bạn cần phun thuốc Ridomil, Anvil,… để giúp chữa bệnh ngay.

    thu-hoach-vung-den

    Thu Hoạch Vừng Đen

    • Sau khoảng thời gian khoảng hơn 2 tháng kể từ lúc cho cây non hạ thổ nếu quan sát thấy phần lá cây chuyển dần sang màu vàng nâu khoảng 90%  là dấu hiệu cho thấy công đoạn thu hoạch vừng đen đã tới.
    • Tránh nhổ giật bằng tay làm đứt cành lá mà nên sử dụng các dụng cụ như lưỡi hái, liềm thu hoạch cắt cách gốc cây khoảng 10 - 15cm rồi vận chuyển về sân vườn, sàng qua lại để lấy hạt bên trong.
    • Thông thường hạt vừng đen sẽ được phơi thêm 1 - 2 ngày để đạt độ khô khoảng 13% thì đem bảo quản tiếp trong lọ, bao, thùng chứa và đặt nhà kho kiên cố tránh bị sâu bọ, côn trùng, các giống gặm nhấm cắn phá.

    LỜI KẾT

    • Mong rằng với những bước làm trong việc gieo trồng, chăm sóc mang lại cho các bạn thêm thông tin hữu ích.
    • Chúc các bạn thành công và sớm có vụ thu hoạch vừng đen đạt năng suất cao.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM