Cách Trồng, Chăm Sóc, Thu Hoạch Vỏ Quế Năng Suất Cao
Lượt xem: 2128
Các bước trồng, thu hoạch vỏ quế năng suất cao và cách bảo quản quế.
Tóm tắt nội dung
- Quế là giống cây trồng cho phép thu hoạch cành lá, vỏ cây và quả để chiết suất tinh dầu, làm dược liệu trị bệnh và là hương liệu cho các món ăn.
- Chính bởi công năng đa dạng của giống cây trồng này nên giá trị kinh tế mà quế mang lại là rất lớn góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập , chất lượng cuộc sống.
- Bài viết dưới đây, FATECH sẽ chia sẻ với các bạn một số các bước quan trọng trong việc trồng, chăm sóc để giúp thu hoạch vỏ quế đạt năng suất cao.
Cách trồng quế
- Bạn có thể chọn một trong các cách gieo hạt, chiết cành. Tuy nhiên nhiều báo cáo cho thấy trồng quế bằng phương pháp chiết cành thường cho năng suất thu hoạch quế rất mong nên bạn nên lựa chọn phương pháp gieo hạt.
- Hạt giống tốt nhất là từ các cây trồng lâu năm có tuổi từ 10 - 15 năm , sinh trưởng rất tốt, ít bị sâu bệnh, cho năng suất thu hoạch cao hàng năm.
- Hạt giống của các loại cây giống này có khả năng nảy mầm cao, mang nhiều ưu điểm từ đặc tính di truyền từ cây mẹ.
- Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn thêm phương án tới các cửa hàng, nhà phân phối cây giống uy tín, để tìm được hạt giống tốt.
- Lưu ý: không nên chọn hạt lép, hạt bị trầy xước, hạt quá khô có tỉ lệ nảy mầm thấp hay các hạt bị nấm mốc khi trồng cây sẽ rất yếu, phát triển chậm cho năng suất thu hoạch vỏ quế kém.
Xem thiết bị hỗ trợ vận chuyển thu hoạch quế: Xe kéo hàng bằng tay
Làm đất ươm hạt
- Sau khi lựa chọn được hạt giống tốt, bạn cần tranh thủ tiến hành làm đất.
- Chọn các loại đất thịt nhẹ, đất pha cát để trồng cây quế.
- Lưu ý tránh trồng quế trên đất phù sa, đất khô cằn thiếu sức sống hay gần khu vực ôi nhiễm.
- Khu vực trồng quế không nên thả gia súc, thú nuôi tránh trường hợp chúng cắn phá và làm ôi nhiễm đất trồng.
- Trồng trên diện rộng cần cầy bừa kĩ , lên luống dài 10m, rộng 1m, cao 20cm
- Đào sẵn các hố trồng khoảng 60x60x60 cm và bón lót vôi bột cùng phân chuồng hoai 3 - 4kg/ m2 và rải đều trên luống.
- Để phơi trong khoảng 1 tháng trước khi trồng cây.
Xử lý hạt giống
- Trong thời gian khoảng 1 tháng khi chờ giúp cho vôi bột và phân chuồng vệ sinh sạch đất trồng bạn tiến hành các bước ươm hạt giống trong khay , chậu.
- Bước 1: Ngâm hạt giống vào nước sạch trong khoảng 3 - 5 tiếng và cho sẵn đất vào lỗ trong khay ươm.
- Bước 2: Mỗi lỗ trong hay ươm bạn cho 1 - 2 hạt giống vào, phủ lớp tro bếp hoặc xơ dừa lên trên bề mặt.
- Bước 3: tưới nước phun sương mỗi ngày 1 lần vào lúc sáng sớm và đặt khay trồng tại vị trí có ánh nắng dịu nhẹ.
- Sau khoảng 1 tháng cây phát triển được khoảng 5 - 7 lá thật thì bạn di chuyển cây ra đất trồng để tiến hành cho các bước chăm sóc và bón phân.
Chăm sóc cây non
- Bạn xới lỗ trong hố trồng đã được bón lót rồi di chuyển cây quế non vào trong lỗ rồi lấp kín gốc.
- Thiết kế thêm các cọc cắm xung quanh để giúp cho cây vững chãi hơn, tránh bị đổ khi gặp gió bão , khi cây cao được khoảng 20 - 30cm thì có thể bỏ cọc chống đỡ đi.
- Kết hợp xới đất làm cỏ, để hạn chế côn trùng cắn phá và cỏ dại mọc lấn chiếm không gian phát triển của cây.
- Sau 2 tháng kể từ khi bắt đầu cho cây hạ thổ tiến hành bón thúc đợt 1 : mỗi cây bón khoảng 0,5kg phân NPK hòa cùng nước và bón cách gốc khoảng 20cm.
- Đợt 2 bón cách đợt 1 sau hai tháng, bón 1 kg phân NPK hòa cùng nước và tưới cách gốc 20cm.
- Đợt 3 bón cách đợt 2 sau hai tháng , bón 1 kg phân NPK hòa cùng nước và tưới cách gốc 20cm.
- Nếu cây bị còi cọc thì cần bón thêm phân đạm với nồng độ khoảng 0,3% liều lượng 1lít/ m2.
Cắt tỉa cành khô
- Tuy tất cả cành lá của cây quế đều có công dụng tuy nhiên bạn nên loại bỏ các cành lá khô héo bị sâu bệnh tránh việc bị lây lan ra cả cây trồng.
- Để cây tập trung phát triển tán , các cành cấp 1 ( cành trụ chính của cây ) sẽ tạo ra năng suất thu hoạch vỏ quế năng suất, chất lượng hơn.
- Việc tỉa cành thực hiện vào các ngày nắng ấm, sau khi cắt tỉa cần xử lý các vết cắt ngay bằng vôi hoặc các loại dung dịch giúp xua đuổi kiến, công trùng tới cắn phá.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây quế
- Bệnh thối rễ: đảm bảo khả năng thoát nước của đất trồng tốt, không để cây bị ngập úng trong nhiều ngày đặc biệt là vào mùa mưa.
- Bệnh vàng, cháy lá: Sử dụng dung dịch Booc đô với liều lượng thích hợp khi phát hiện thấy đốm màu vàng trên lá tránh việc bị lan rộng.
- Sâu quế: đây là giống sâu rất hay xuất hiện khi trồng cây quế, chúng hút nhựa cây để sống. Cách phòng trừ bạn dùng vôi quét lên phần bị sâu cắn phá hoặc sử dụng dung dịch pha từ nước với bột cây duốc cá + xà phòng trung tính rồi phun tưới vào buổi sáng sớm lên cây.
- Rệp, sâu xén tóc, bọ xít: dùng dung dịch thuốc 666 6% pha loãng rồi phun với liều lượng thích hợp sẽ giúp loại bỏ các giống côn trùng này.
- Ngoài ra, trong những đợt bón phân, tỉa cành cần kết hợp vệ sinh nhà vườn, đồng ruộng khu vực trồng quế kết hợp dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc.
- Cây cỏ dại là nơi trú nhụ của rất nhiều các loại sâu bọ có nguy cơ gây hại cho cây quế.
Thu Hoạch Vỏ Quế
- Thông thường sau khoảng 3 - 4 năm là có thể thu hoạch vỏ quế trong vụ đầu tiên.
- Với các phương pháp chăm sóc mà FATECH đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có sản lượng thu hoạch tốt, cây trồng phát triển khỏe mạnh.
- Mỗi mẫu có thể cho khoảng 500kg vỏ tươi, cây quế có tuổi thọ lên tới 80 năm nên bạn có thể tiếp tục chăm sóc để thu hoạch cho những năm tiếp theo.
- Có rất nhiều cách để thu hoạch vỏ quế, ví dụ như: bạn có thể dùng dao sắc nhọn cắt một vòng ngang thân cây trước rồi cắt một vòng bên dưới cách vòng trên khoảng 40 - 50cm.
- Bạn cứ tạo ra 2 vòng như vậy rồi bóc tách lớp vỏ quế trên thân cây từ trái sang phải cho tới khi hoàn toàn việc thu hoạch vỏ quế ở thân cây thì thôi.
- Hoặc một số nơi quản lý tốt, họ bóc một nửa số vỏ trên thân cây và tiến hành bón phân chăm sóc sẽ cho phép thu hoạch trong thời gian ngắn hơn.
Cách bảo quản
- Mỗi địa phương sau khi thu hoạch vỏ quế lại có các phương pháp bảo quản khác nhau.
- Thông thường sẽ có hai cách là bảo quản và để vỏ quế phẳng hoặc cuộn tròn lại thành chiếc ống.
- Quế là giống cây trồng rất dễ cháy nên cần lưu ý vận chuyển để tránh bị gẫy gập vì khi vỏ khô rất giòn.
- Ngoài ra tinh dầu quế có thể ăn mòn cả thùng sắt vậy nên nếu vận chuyển các loại tinh dầu được chiết xuất từ quế nên sử dụng các thùng được tráng men.
- Tinh dầu quế cũng có thể cháy được nên mỗi thùng chỉ nên để tối đa khoảng 20kg và phải đậy thùng thật kín để tránh bị bốc hơi.
Lời Kết
- Hi vọng với các thông tin chia sẻ của FATECH sẽ giúp các bạn có thêm thông tin giúp việc trồng, chăm sóc và thu hoạch vỏ quế đạt năng suất cao.
- Cám ơn các bạn đã theo dõi.