Cách Trồng Giúp Thu Hoạch Táo Tàu Đạt Năng Suất Cao
Lượt xem: 2611
Mách bạn phương pháp trồng và chăm sóc giúp thu hoạch táo tàu đạt năng suất cao.
Tóm tắt nội dung
- Táo tàu là giống cây trồng được du nhập vào nước ta và đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người.
- Táo tàu vừa có thể sử dụng để ăn và cũng được sử dụng rất nhiều để làm thuốc chữa bệnh.
- Bài viết dưới đây FATECH sẽ chia sẻ với các bạn một số các bước quan trọng khi trồng, chăm sóc để giúp các bạn thu hoạch táo tàu đạt năng suất cao.
Đặc điểm cây táo tàu
- Cây táo tàu thuộc giống thân gỗ, khi phát triển tối đa đạt chiều cao khoảng 12m, phần cành, tán phát triển khá rộng và rậm rạp.
- Phần lá của cây táo tàu có hình răng cưa, thông thường vào mùa xuân cây sẽ cho ra hoa có màu hồng gồm 5 cánh và thường hay mọc theo từng cụm cạnh nhau.
- Khi đậu quả chín sẽ có màu đỏ hồng, phần cùi thịt bên trong có màu xanh trắng kèm theo hạt nhỏ màu nâu.
Thời vụ trồng táo tàu
- Một ưu điểm của cây táo tàu là bạn có thể xuống giống gieo trồng quanh năm và chỉ cần đảm bảo chăm sóc bón phân, điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp để tránh tình trạng cây phải chịu hạn, chịu ngập úng trong nhiều ngày.
Vị trí và Đất trồng thích hợp
- Táo tàu là giống cây lấy quả cho phép trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất sét, đất phù sa.
- Tuy vậy nhưng bạn không nên trồng cây tại những vùng đất ôi nhiễm, đất thoát nước kém hay các loại đất quá cằn cỗi..
- Cây táo tàu sẽ sinh trưởng nhanh chóng khi được trồng tại các vị trí có đủ ánh nắng mặt trời vậy nên vị trí trồng cũng chiếm vai trò rất quan trọng.
Làm Đất và Đào Hố Trồng
- Sau khi xác định được vị trí và loại đất trồng thích hợp, bước kế tiếp bạn nên tiến hành đào hố và bón lót trước khi mang cây giống về trồng.
- Hố trồng táo tàu có kính thước trong khoảng: 40x40x40cm , hố cách hố khoảng 3 - 4m và tùy theo mật độ và diện tích trồng mà bạn có thể thay đổi khoảng cách để có không gian lối đi tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch táo tàu về sau.
- Không nên trồng mật độ cây quá dầy sẽ khiến các cây cạnh tranh nhau về không gian, nguồn dinh dưỡng để phát triển.
- Mỗi hố trồng bạn bón lót 0,5 - 1kg vôi bột + 5 kg phân chuồng hoai mục trộn đều vào đất rồi đổ xuống hố trồng.
- Sau đó để phơi trong khoảng 3 - 4 tuần giúp đất trồng hấp thu thêm dưỡng chất và đồng thời cũng là để loại trừ các loại nấm bệnh, sâu bọ trong đất có nguy cơ gây hại cho cây trồng về sau.
Chọn giống táo tàu
- Phần lớn các giống táo tàu tại Việt Nam đều được trồng theo phương pháp chiết cành hoặc ghép để nhanh thu hoạch hơn.
- Tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn các phương pháp trồng bằng cây con hoặc hạt giống.
- Các bước tiến hành gieo trồng.
- Trước khi đưa cây non ra đồng ruộng, khu đất trồng đã được bón lót sẵn , trong thời gian này bạn nên tranh thủ chăm sóc trong khay ươm, bầu ươm trước.
- Bước 1: Tới các cơ sở cung cấp cây giống để lựa chọn cây giống tốt hoặc hạt giống từ những quả táo tàu to mập có độ tươi và không bị sâu bệnh. Sau đó bạn đập hạt ra để loại bỏ phần cứng của hạt để giúp việc nảy mầm dễ dàng hơn.
- Bước 2: Mỗi ô trồng trong khay ươm bạn để 1 - 2 hạt táo vào, vun 1 lớp tro trấu hoặc xơ dừa lên trên, đặt khay ươm ở vị trí có ánh nắng dịu nhẹ và tưới nước phun sương mỗi ngày 1 lần.
- Bước 3: Khoảng 3 - 5 ngày là sẽ cây non phát triển và bạn cần theo dõi chăm sóc cho tới khi bộ phận rễ cây phát triển
Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển táu tàu: Xe kéo hàng bằng tay
Bón phân
- Trong giai đoạn bắt đầu đưa cây trồng ra ngoài sân vườn, đồng ruộng bạn nên bón phân chuồng khoảng 10kg + phân NPK 1 kg và bón định kỳ trong 1 năm khoảng 4 lần, mỗi lần cách nhau 2 tháng.
- Thông thường khi cây được khoảng 2 năm tuổi sẽ bắt đầu đậu trái và bạn cần lưu ý các thời điểm khi cây cho ra hoa, kết trái tăng cường số lượng phân bón lên: 1,5 kg phân NPK vào mỗi gốc.
- Khi bón phân nên hòa với nước rồi tưới cách gốc khoảng 20cm để giúp cây nhanh chóng hấp thu dưỡng chất hơn.
- Ngoài ra việc kết hợp tưới nước và vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ dại cũng rất quan trọng.
- Mặc dù táo tào có phần rễ phát triển rất sâu trong đất nhưng bạn cần duy trì lượng ẩm trong khoảng 80% cho đất trồng bất kể mùa khô hay mùa mưa.
- Dọn dẹp cây cỏ dại đảm bảo cây trồng có đủ điều kiện phát triển tốt nhất, không phải cạnh tranh không gian, dinh dưỡng.
Đề phòng sâu bọ thường gặp
- Sâu mọt đục quả, đục thân cành: điểm nhận biết là có những lỗ nhỏ li ti làm cành lá khô yếu và rụng.
- Bạn phun thuốc Azodrin vào phần cành lá đó hoặc phun trực tiếp vào cây giống với liều lượng thích hợp.
- Kiến, nhện, mối: Sử dụng thuốc basudin với liều lượng thích hợp sẽ giúp bạn xua đuổi giống côn trùng này.
- Rệp Sáp: Đây là loại rất hay xuất hiện trên các giống cây ăn quả, chúng chích hút nhựa cây và gây hại lúc cây mới đậu trái làm cho năng suất thu hoạch táo tàu giảm sút. Để loại trừ bạn phun thuốc: Applaud 10WP; Pyrinex 20EC 30-35ml/ 8 lít, Fenbis 25 EC 30-35ml với liều lượng hợp lý ghi trên bao bì.
- Ruồi đục quả: Loại ruồi này dùng ống thọc sâu vào quả táo rồi để chùm trứng làm cho trái bị thâm đen, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm bệnh và các loại côn trùng khác tấn công. Bạn sử dụng các loại thuốc có thành phần chứa Cyromazine rồi phun lên cây trồng để giúp xua duổi giống ruồi này.
Tỉa Cành
- Bên cạnh việc phòng và loại trừ sâu bệnh thì việc tỉa cành cũng chiếm vai trò quan trọng.
- Bạn nên có lịch cụ thể cho việc tỉa cành, loại bỏ cành lá khô héo ,thiếu sức sống hay các cành mọc xiên, khúc khuỷu để giúp cây tập trung nuôi cành, tán chính phát triển nhanh chóng hơn.
- Thực hiện việc tỉa cành vào các ngày nắng ấm và sau khi làm xong cần có biện pháp xử lý với phần mới cắt tỉa ngay để tránh các loại côn trùng, nấm bệnh nhân cơ hội cắn phá các vết thương.
Thu Hoạch Táo Tàu
- Kể từ khi xuống giống cho tới lúc thu hoạch táo tàu mất khoảng 2 năm và thường quả sẽ chín vào thời gian từ tháng 2 - 4.
- Quả táo tàu sau khi hái xuống sẽ tiếp tục chín và thường sản lượng thu hoạch 1 cây sau 1 vụ trong khoảng: 40kg quả tươi ( khoảng 20 - 30 tấn/ha )
- Quá trình quả chín sẽ diễn ra từ quả chín trắng: chuyển từ màu xanh sang màu xanh trắng -> sau đó một nửa quả sẽ chuyển dần sang màu đỏ -> và cuối cùng là hoàn toàn chín với màu đỏ hồng đậm.
- Táo tàu sau khi thu hoạch bạn đem rửa sạch và có thể ăn ngay hoặc phơi khô hay bảo quản trong tủ lạnh tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng.
- Lưu ý: khi thu hoạch nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ thu hoạch để tránh việc giật mạnh làm đứt cành lá, rơi rụng làm bầm dập dẫn tới việc bảo quản khó.