Cách Trồng, Thu Hoạch Ngô Đơn Giản, Năng Suất Cao
Lượt xem: 494
Mách bạn phương pháp trồng, chăm sóc và thu hoạch ngô đạt năng suất cao.
Tóm tắt nội dung
- Ngô là cây lương thực quan trọng tại nước ta chỉ sau lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Để trồng và thu hoạch ngô năng suất nhất , bà con và người làm vườn cần ghi nhớ một số các lưu ý dưới đây:
Thời vụ trồng ngô thích hợp
- Bà con nên gieo trồng , xuống giống vào tháng 9 để cây non có thời gian phát triển tốt trước khi mùa đông tới và thông thường Vụ Thu cũng cho năng suất cao nhất trong năm.
Chuẩn bị giống
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các giống ngô khác nhau như: ngô ngọt, ngô nếp, ngô có khả năng sinh trưởng cho năng suất nhanh hay các giống ngô kháng sâu bệnh tốt ...vvv
- Bà con dựa theo điều kiện chăm sóc, diện tích, đất trồng , mùa vụ để đầu tư lựa chọn giống cho phù hợp nhất.
- Nên ưu tiên chọn các giống ít sâu bệnh, phát triển tốt và cho năng suất ổn định sẽ giúp bớt cực hơn trong quá trình chăm sóc và thu hoạch ngô về sau.
Đất Trồng
- Hầu hết tất cả các giống ngô đều phát triển tốt nhất trên đất thịt hay đất pha cát , giàu hữu cơ và có độ ẩm và khả năng thoát nước tốt, độ pH 5,5 - 7 .
- Bà con tiến hành cày sâu, loại bỏ hết cỏ dại sâu bọ và tàn dư của vụ trồng trước còn lẫn trong đất.
- Sau tiến hành đào hố với khoảng cách giữa các hàng ngô khoảng 60 cm , khoảng cách giữa các hốc khoảng 30 - 40cm là vừa.
- Bón lót 05kg vôi vào mỗi hố và phân lót ủ chuồng hoai mục khoảng 5 - 10kg rồi phơi khoảng 7 - 10 ngày trước khi tiến hành gieo hạt.
Xử lý hạt giống
- Sau khi lựa chọn được hạt giống tốt từ nhà cung cấp có uy tín, bà con cần đảm bảo khả năng nảy mầm của hạt giống khoảng 90%
- Ngâm hạt giống vào nước ấm khoảng 15 phút để làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và các hạt lép , hạt nổi sau đó thay nước sạch và tiếp tục ngâm trong vòng 24 tiếng rồi mới đem gieo hạt.
- Số lượng giống trung bình 20kg/ha, mỗi hốc gieo 2 hạt là vừa tránh để quá nhiều hạt giống sẽ cạnh tranh về không gian phát triển , nguồn dinh dưỡng từ đất trồng và ánh nắng mặt trời.
- Mỗi ngày bà con nên tưới nước một lần vào buổi sáng bởi khi này cần có đủ các điều kiện cơ bản để hạt nứt nhanh và phát triển.
- Lưu ý trồng quá dầy sẽ khiến cây phát triển chậm, hoa cái dễ thiếu phấn , bắp ngô có hạt lép , cây yếu dễ bị sâu bệnh.
Chăm sóc cây ngô non
- Nếu thuận lợi chỉ cần khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuống giống là cây non sẽ được 1 - 2 lá và bà con có thể loại bọ các hạt giống không nảy mầm, cây chết vv... và có biện pháp thay thế để tránh ảnh hưởng tới năng suất khi thu hoạch ngô về sau.
- Bón thúc lần 1:Ngay sau khi ngô bắt đầu bén rễ , bón cách gốc khoảng 10 cm với khoảng 140 kg đạm ure + 60 kg kali + tưới nước và làm cỏ. Số lượng phân này chia đều trên mỗi ha.
- Bón thúc lần 2: Khi cây ngô non phát triển được 5 - 6 lá, bón cách gốc 10cm với 150kg đạm ure + 60 kg kali + kết hợp tưới nước, dọn cỏ và vun gốc chắc chắn. Số lượng phân bón chia đều trên mỗi ha.
- Bón thúc lần 3: Khi cây ngô phát triển được khoảng 10 lá , bà con tiếp tục bón 150kg đạm ure + 60 kg kali + kết hợp tưới nước, dọn cỏ và vun gốc cao để cây phát triển vững chắc tránh đổ ngã khi gặp mưa gió lớn.
Phòng trừ sâu bệnh
- Phòng trừ và loại bỏ các loại sâu bệnh là một trong các việc rất cần thiết ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất thu hoạch ngô.
- Đối với các loại sâu keo mùa thu, sâu đục thân hoặc các loại sâu hay cắn phá: bà con sử dụng thuốc Lufen extra 100 EC, Enasin 32WP, Ratoin 5WG, Karuba WP, Bitadin WP... và phun với liều lượng thích hợp để loại trừ.
- Bệnh đốm lá: Nên ngắt bỏ ngay phần lá bị đốm ngay khi bà con phát hiện. Nếu trường hợp bị nhiều cần phun thuốc: Anvil 5SC, Tilt 250ND, Aliette 800WG, Amistar Top để trị bệnh cho cây trồng.
Thu Hoạch Ngô
- Thông thường nếu ở điều kiện chăm sóc tốt, cây ngô sẽ cho phép thu hoạch khoảng 65 - 70 ngày kể từ lúc gieo trồng.
- Nên thu hoạch ngô vào các ngày có thời tiết nắng ráo sẽ giúp bảo quản ngô dễ dàng hơn.
- Trường hợp nếu ngô đã chín già với các đặc điểm như: phần râu đen, bẹ ngô đã chuyển dần từ màu xanh sang vàng mà những những ngày mưa lại kéo dài liên tiếp chưa kịp thu hoạch thì bà con cần vặt bỏ râu ngô, bẻ gập các bắp ngô chúi xuống để chờ ngày năng ráo thu hoạch.
- Việc làm trên sẽ giúp hạn chế nước xâm nhập quá nhiều vào trong làm thối hỏng hạt ngô.
Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển ngô và các loại nông sản: Xe kéo 4 bánh
Phương pháp bảo quản ngô sau khu hoạch
- Sau khi thu hoạch ngô về, bà con phơi đều trên sàn nhà hoặc sàn bê tông , tránh việc đổ thành đống bởi với độ ẩm đang cao sẽ khiến ngô bị mốc.
- Cần làm khô ngô với độ ẩm chỉ còn 12 - 13% để có thể bảo quản được lâu hơn, hạn chế tối đa tình trạng nấm mốc.
- Bà con có thể sử dụng biện pháp thủ công là phơi nắng, sấy khô hoặc dùng các loại thiết bị, máy móc trên thị trường hiện nay.
- Ngoài phương pháp tẽ hạt , bà con có thể để nguyên bắp, sử dụng lá bẹ bó nhiều bắp thành túm treo phơi và bảo quản.
- Nên thiết kế các giàn phơi nhiều tầng vừa giúp tiết kiệm diện tích lại có thể phơi được số lượng bắp ngô nhiều hơn.
- Sau khi được làm khô đạt độ ẩm theo tiêu chí cơ bản, bà con tiếp tục bảo quản kín trong 2 lớp bao và buộc chặt , lớp trong cùng là nilon, lớp ngoài là bao đay, bao dứa ....
- Xếp các bao ở nơi thông thoáng như trong nhà kho, lều lưu trữ.
- Nhà kho, lều để lưu trữ cần có độ thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo tối đa sự xâm nhập của các loài chuột chim và các loại côn trùng xâm nhập cắn phá.
TẠM KẾT
- Hi vọng rằng với những lưu ý mà FATECH đã chia sẻ sẽ giúp bà con nắm vững kiến thức và những lưu ý quan trọng.
- Chúc bà con thành công và sớm có một vụ gieo trồng và thu hoạch ngô thuận lợi, đạt năng suất cao.