Cách Trồng Và Thu Hoạch Dưa Lưới Cho Trái Lớn Nhanh

Lượt xem: 456

Chia sẻ phương pháp trồng và thu hoạch dưa lưới cùng các giá trị dinh dưỡng của dưa lưới

Tóm tắt nội dung

    • Dưa lưới là giống trái cây có giá trị kinh tế cao, chứa nhiều dưỡng chất được trồng khá phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
    • Nhiều bà con nhà nông và người dân trong thành phố muốn trồng và thu hoạch dưa lưới trong vườn nhà tuy nhiên nếu không đúng kĩ thuật thì rất khó có thể đậu trái to, thơm ngọt được.
    • Dưới đây, FATECH sẽ chia sẻ với các bạn thông tin về nguồn gốc, giá trị dưỡng và phương pháp gieo trồng, thu hoạch dưa lưới cho năng suất tốt nhất.
    • Nếu bạn đang quan tâm tới giống cây trồng này thì hãy cùng theo dõi bài viết nhé.

    thu-hoach-dua-luoi

    Đặc Điểm Của Dưa Lưới

    • Dưa lưới là giống quả có hình tròn hoặc hình bầu dục , phần vỏ bên ngoài có màu xanh cùng với các đường vân màu trắng khá bắt mắt.
    • Khi quả chín sẽ ngả sang màu vàng nên giống quả này còn được gọi là Dưa Vân Lưới.
    • Khi bổ ra, phần thịt có màu vàng , mọng nước,  vị ngọt mát.

    thu-hoach-dua-luoi

    Giá Trị Dinh Dưỡng Của Dưa Lưới

    • Trong mỗi trái dưa lưới cung cấp rất nhiều các dưỡng chất như: Protein, canxi, Magie, kali, photpho, Carbohydrate, Acid Folic cùng các loại vitamin như: Vitamin C, vitamin A, Vitmain B6.
    • Bởi vậy nên việc ăn dưa lưới sẽ giúp cung cấp rất nhiều các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

    thu-hoach-dua-luoi

    Ăn dưa lưới tốt cho thị giác

    • Dưa lưới chứ nhiều vitamin nhóm B, cùng với 2 chất lutein và zeaxanthin giúp đôi mắt sáng hơn, khỏe mạnh hơn.
    • Ăn dưa lưới tốt cho hệ miễn dịch ngăn ngừa tế bào ung thư
    • Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể và dưa lưới cũng nằm trong số đó.
    • Việc ăn mỗi trái dưa lưới mỗi ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn và các thành viên trong việc phòng chống các bệnh ung thư và các loại bệnh tật khác từ việc hệ miễn dịch được nâng cao.

    thu-hoach-dua-luoi

    Ăn dưa lưới giúp làm đẹp da, kiểm soát cân nặng dễ dàng

    • Ngoài việc nâng cao sức khỏe, ăn dưa lưới vào buổi sáng sẽ giúp thanh lọc , giải các loại độc tốc trong cơ thể.
    • Thành phần trong dưa lưới chứa nhiều chất xơ, vitamin nhưng lại rất ít calo nên đây cũng là loại rau quả rất tốt trong việc giảm cân giữ dáng.
    • Bên cạnh đó, với thành phần chứa nhiều: kali, vitamin, axit folic, beta - carotene trong mỗi trái dưa lưới sẽ hỗ trợ làm trẻ hóa làn da, ngăn ngừa các nếp nhăn.

    Ăn dưa lưới giảm tình trạng căng thẳng mất ngủ

    • Bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt, bớt căng thẳng, dễ ngủ hơn sau khi ăn dưa lưới trong khoảng 3 - 5 ngày.
    • Chất Beta - carotene trong dưa lưới sẽ hấp thu và chuyển hóa thành dạng vitamin A để cải thiện tình trạng cẳng thẳng, mất ngủ.

    thu-hoach-dua-luoi

    Hỗ trợ giúp cai thuốc lá hiệu quả

    • Có thể bạn chưa biết? Bỏ hút thuốc lá là một trong những việc làm rất khó khăn đặc biệt là đối với những người hút thuốc lâu năm.
    • Tuy nhiên nếu mỗi ngày bạn ăn một trái dưa lưới có thể sẽ hỗ trợ việc cai thuốc lá rất hiệu quả.
    • Các khoáng chất trong dưa lưới sẽ làm hạn chế tối đa cảm giác nghiên nicotin, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

    thu-hoach-dua-luoi

    Cách Trồng Và Thu Hoạch Dưa Lưới Hiệu Quả

    Thời điểm trồng và thu hoạch dưa lưới tốt nhất

    • Giống như một số các giống cây trồng ăn quả khác, dưa lưới thuộc nhóm cây rất ưa ánh sáng và bạn nên lựa chọn thời gian trồng và thu hoạch dưa lưới vào các tháng ít mưa bão trong năm.
    • Tùy theo các vùng miền ở nước ta mà sẽ có thời điểm gieo trồng và thu hoạch khác nhau.
    • Ví dụ nếu ở miền bắc , bạn nên lựa chọn khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 9 là thời điểm gieo trồng và thu hoạch.
    • Bởi khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8 là lúc vào hè thời tiết nắng, ít mưa bão lớn sẽ rất thích hợp để cho cây dưa lưới có thể phát triển tối ưu.
    • Còn lại các tháng 11, 12, 1, 2, 3, bạn cũng có thể cân nhắc về việc gieo trồng trái mùa để bán được giá hơn tuy nhiên như đã để cập ở trên, cây sẽ phát triển khá chậm và mất nhiều công sức chăm sóc hơn.
    • Bên cạnh đó, việc trồng cây vào mùa mưa sẽ rất dễ mắc các loại bệnh, sâu đục quả.
    • Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển dưa lưới và các loại nông sản: xe kéo 4 bánh

    Chọn giống cây trồng dưa lưới

    • Có khá nhiều các giống dưa lưới khác nhau trên thị trường hiện nay như: Dưa lưới taki Nhật, dưa lưới bảo khuê, dưa lưới chu phấn, dưa lưới khang nguyên, dưa lưới kim ngân, dưa lưới phụng tiên, dưa lưới thiên nữ...
    • Tùy theo nhu cầu và sở thích của cá nhân mà mỗi người sẽ có những sự lựa chọn hạt giống khác nhau.
    • Bạn nên tới các cửa hàng, đại lý hoặc nhà phân phối cung cấp hạt giống cây trồng uy tín , không có mầm bệnh để mua nhé.

    thu-hoach-dua-luoi

    Làm đất trồng dưa lưới

    • Đất trồng dưa lưới cần đảm bảo về dinh dưỡng tối thiểu để đủ điều kiện giúp cây phát triển. Bạn tiến hành như sau:
    • Bạn trộn đất với trấu cùng với xơ dừa, các loại phân hữu cơ, phân gà rồi trộn đều đem phơi dưới nắng trong khoảng 7 - 10 ngày trước khi đem cây non ra trồng.
    • Trường hợp với bà con nhà nông trồng dưa lưới trên diện tích rộng thì cần lưu ý cầy bừa cho đất , tiêu hủy tất cả các loại sâu bệnh và nhỏ bỏ các loại cỏ dại để hạn chế tối đa tình trạng gây bệnh cho cây dưa lưới khi tiến thành trồng cây.

    thu-hoach-dua-luoi

    Ngâm, Ủ Hạt dưa lưới

    • Sau khi đã mua được hạt giống về, bạn ngâm hạt trong nước sạch trong khoảng 5 tiếng rồi đem phơi dưới nắng khoảng 1- 2 tiếng.
    • Việc làm này sẽ giúp kích thích cho hạt giống dễ dàng nảy mầm hơn.
    • Sau đó, bạn chưa mang hạt giống ra đất trồng ngay lúc này mà hãy đưa vào bầu ươm hoặc thùng nhựa, thùng xốp, khay nhựa và để ở nơi có đủ ánh nắng mặt trời để tiến hành ươm hạt.
    • Bạn tưới nước dạng phun sương nhẹ nhàng, mỗi ngày 1 lần cho hạt giống và nếu thuận lợi chỉ cần 2 - 3 ngày là hạt sẽ nẩy mầm.
    • Bạn cứ tiếp tục chăm sóc cây như vậy cho tới khoảng 2 tuần ( 14 ngày ) khi cây bắt đầu xuất hiện 2 lá thật rồi mới bắt đầu chuyển cây ra vườn để tiến hành chăm sóc.

    thu-hoach-dua-luoi

    Chăm sóc cây dưa lưới non

    • Khi đưa cây ra vườn trồng, bạn cần lưu ý vun chạt gốc cây, khoảng cách giữa mỗi cây ít nhất là 0,5m để cây không bị giới hạn về không gian phát triển.
    • Thời điểm này bạn lưu ý nên tăng thêm nước cho cây trồng, mỗi ngày 2 lần, dưới dạng phun sương vào buổi sáng sớm và khi chiều mát.
    • Sau khoảng 1 tháng, cây có khoảng 5 - 6 lá thật thì bạn hãy tiến hành bấm ngọn chỉ để lại các nhánh chính to khỏe nhất giúp cây tập trung phát triển cho ra quả về sau.
    • Việc bám ngọn nên thực hiện vào những ngày nắng ấm vào buổi sáng sớm tránh những hôm mưa gió sẽ dễ gây ra sâu bệnh.

    thu-hoach-dua-luoi

    Phân biệt hoa đực và hoa cái giúp thụ phấn dễ dàng

    • Khi cây trồng bắt đầu cho ra hoa và có côn trùng tới như: bướm, ong sẽ giúp bạn thụ phấn tự nhiên để giúp cây ra quả.
    • Nếu thời điểm này không xuất hiện côn trùng, bạn có thể thụ phấn thủ công để giúp cây đậu nhiều trái hơn bằng cách phân biệt hoa đực và hoa cái.
    • Hoa cái có đặc điểm: phần phía dưới hoa có bầu nhỏ để sau khi thụ phấn sẽ phát triển thành quả thường sẽ mọc lên từ nách lá, mỗi nách chỉ có một bông hoa.
    • Hoa đực có đặc điểm: thường sẽ ngắn hơn hoa cái, không có bầu nhỏ bên dưới thường hay mọc lên từ phần nách của nhánh cây, mỗi nách sẽ xuất hiện 1 cụm với nhiều bông hoa.
    • Cách phụ phấn thủ công khá đơn giản như sau: bạn ngắt cánh hoa đực để lại phần nhị hoa có phấn màu vàng rồi cho cọ nhẹ nhị hoa đực có phấn vào nhụy hoa cái.
    • Có thể dùng tăm bông, chổi nhỏ để quét phấn từ nhị hoa đực sang cho hoa cái nếu bạn không muốn ngắt hoa.
    • Lưu ý: trong giai đoạn thụ phấn bạn nên tưới nước bên dưới gốc chứ tuyệt đối không tưới lên lên bông hoa hoặc lá cây.
    • Trường hợp trồng nhiều cây trong vườn , bạn nên vệ sinh không gian cho thật sạch sẽ để thu hút: bướm, ong tới thụ phấn tự nhiên giúp bạn nhàn hơn.

    thu-hoach-dua-luoi

    Chuẩn bị làm giàn cho cây dưa lưới

    • Sau khi thụ phấn được khoảng 1 tuần , nếu bạn thấy phần bầu của hoa cái bắt đầu phình ra có nghĩa là đã đụng quả.
    • Quả dưa lưới phát triển rất to và trọng lượng cũng tăng khá nhanh nên bạn cần tiến hành làm giàn để cho cây leo theo sẽ giúp tiết kiệm diện tích của khu vườn.
    • Bạn nên sử dụng các thanh kim loại hoặc giàn sắt để đảm bảo độ chắc chắn và dùng dây treo quả buộc chắc vào giàn để tránh tình trạng quả phát triển nặng cùng với gió lớn sẽ làm đứt nhánh hoặc thân cây.

    thu-hoach-dua-luoi

    Phòng ngừa sâu bệnh cho cây dưa lưới

    • Khi cây xuất hiện 10 lá thật thì bạn nên cân nhắc việc phun Bihoper để giúp loại bỏ sâu , bọ trĩ.
    • Phun dung dịch Emnia – P hoặc Trichoderma  để ngừa các loại nấm bệnh, hoặc giảm tình trạng héo cây.

    thu-hoach-dua-luoi

    Tiến hành thu hoạch dưa lưới

    • Sau khoảng 80 - 90 ngày để từ lúc gieo trồng là bạn có thể tiến hành thu hoạch dưa lưới được rồi và có lẽ đây cũng là khoảng thời gian mà bạn rất mong chờ phải không nào.
    • Cách nhận biết quả chín để thu hoạch khá đơn giản: thường sẽ có màu dần ngả sang vàng và tỏa ra mùi thơm đặc trưng cùng các vân lưới rõ ràng.
    • Trước khi muốn thu hoạch, bạn nên hạn chế tưới nước trong khoảng 3- 5 ngày mục đích để trái có độ gòn ngon hơn.
    • Dưa lưới sau khi thu hoạch bạn đem rửa sạch và có thể ăn ngay hoặc mang đi bảo quản trong tủ lạnh.

    LỜI KẾT 

    • Hy vọng sau bài viết này , các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về công dụng cũng như phương pháp trồng và thu hoạch dưa lưới ra trái to, thơm ngọt.
    • Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM