Cách Trồng Và Thu Hoạch Khoai Tây Củ To Chất Lượng
Lượt xem: 566
Những công dụng của khoai tây cùng phương pháp trồng, thu hoạch khoai tây năng suất cao.
Tóm tắt nội dung
- Khoai tây là một trong những loại rau củ có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nên được trồng rất phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
- Bên cạnh đó, khoai tây cũng là giống cây trồng sinh trưởng, phát triển rất tốt dù bạn không có nhiều thời gian chăm sóc.
- Bài viết dưới đây FATECH sẽ bật mí với các bạn phương pháp gieo trồng và thu hoạch khoai tây cho sản lượng tốt, củ to mà bạn có thể gieo trồng ngay tại sân vườn hay ngoài đồng ruộng.
Lựa chọn củ giống
- Bạn lựa chọn nguyên cả củ để chuẩn bị gieo trồng nên hạn chế việc sử dụng các miếng cắt khoai tây bởi bạn cần phải xử lý cẩn thận các miếng cắt nếu không rất dễ sinh ra mầm bệnh.
- Củ giống phải nên là củ thu hoạch từ cây mẹ có năng suất cao không có mầm bệnh, sinh trưởng hoàn toàn bình thường.
Thời vụ gieo trồng khoai tây thích hợp
Ở miền bắc có 3 vụ trồng khoai tây
- Vụ đông xuân: trồng khoảng tháng cuối tháng 10 thu hoạch vào tháng cuối tháng 12.
- Vụ chính: trồng vào giữa tháng 10 và tháng 11 thu hoạch vào cuối tháng 1, tháng 2 năm mới.
- Vụ xuân: trồng tháng 12 thời gian thu hoạch vào tháng 3 năm sau.
Ở Tây Nguyên
- Gieo trồng ở Tây Nguyên là vào vụ Đồng Xuân kéo dài từ tháng 10 tới tháng 3 của năm mới.
Ở Miền Núi phía Bắc
- Vụ mới: Trồng vào đầu Đông trong tháng 10, thu hoạch vào tháng 1 năm mới.
- Vụ chính: Trồng vào vụ xuân tháng 2, thu hoạch tháng 5.
Ở Vùng Bắc Trung Bộ
- Chỉ có vụ đông: Trồng vào khoảng tháng 11 , thu hoạch trong tháng 1
- Nhìn chung khoai tây là giống cây trồng sinh trưởng tốt trong vụ đông xuân hàng năm vậy nên bạn cũng cần cân nhắc thời gian gieo trồng để thu hoạch khoai tây được sản lượng tốt nhất nhé.
Xứ lý đất trồng khoai tây
- Đất trồng khoai tây cần độ độ tơi xốp, bạn nên chọn đất thịt nhẹ hoặc là đất phù sa thì tốt nhất.
- Trộn lẫn với các loại phân chuồng, đạm, lân trước khoảng 1 tuần rồi tiến hành gieo trồng cây giống
- Với bà con gieo trồng ngoài đồng ruộng trên diện tích lớn thì cần tiến hành cày bừa thật kĩ để chia luống.
- Có thể trồng khoai tây một luống hoặc hai luống và nếu là một luống thì độ rộng là: 70cm còn hai luống thì rộng khoảng: 140cm.
- Lưu ý đào thêm rãnh sâu chừng 20cm để giúp thoát nước tốt khi gặp nhiều ngày mưa liên tiếp tránh ngập úng làm hỏng củ và trường hợp xấu có thể khiến chết cây.
Ươm củ giống
- Sau khi đã chuẩn bị được củ giống, bạn nên gieo trồng trong bầu ươm hoặc thùng xốp nhựa trước.
- Bước 1: bạn đặt củ khoai nằm ngang lấp đất xung quanh với độ dày mỏng khoảng chừng 1 - 2 cm rồi tưới nước phun sương tạo độ ẩm.
- Bước 2: Mỗi ngày bạn cần tưới nước khoảng 1 lần vào buổi sáng sớm , sau chừng 10 ngày là sẽ có mầm non và cứ tiếp tục chăm sóc như vậy trong khoảng 20 ngày cây cao chừng 15 - 20cm thì xới nhẹ mang ra vườn trồng.
- Mật độ khoảng cách trung bình khoảng 6 củ/ m2, mỗi củ cách nhau 30cm là tương đối thoải mái để cây có thể phát triển.
- Nếu thuận lợi chỉ sau khoảng 10 ngày là cây bắt đầu có chồi non mọc lên.
Chăm sóc cây khoai tây
- Bạn cần lưu ý tưới nước cho mầm cây khoai tây mỗi ngày bởi trong 60 - 70 đầu tiên nếu thiếu nước cây sẽ không thể phát triển được.
- Có 2 phương pháp tưới nước tùy theo mô hình trồng cây khoai được nhiều bà con áp dụng đó là:
- Tưới gánh: phương pháp tưới nước xung quanh gốc , thường sẽ hòa với các loại phân đạm, kali để tăng thêm dưỡng chất cho cây phát triển.
- Tưới rãnh: phương pháp tưới ngập chừng 1/2 rãnh , tuy nhiên nếu tưới phương pháp này cần theo dõi cho nước ngấm hết bởi nếu không sẽ rất dễ gây ra các loại mầm bệnh.
- Lưu ý: nước tưới rất quan trọng vậy nên bạn tuyệt đối không được sử dụng các nguồn nước thải, nước nhiễm chất độc hại bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khi thu hoạch khoai tây.
- Khi cây trồng được khoảng 60 - 70 ngày kể từ lúc gieo củ giống thì bạn dừng hẳn việc tưới nước để chuẩn bị cho việc thu hoạch.
Phòng trừ các loại sâu bệnh cho khoai tây
- Sâu xanh: khi phát hiện thấy sâu xanh bạn sử dụng các loại thuốc như: Sherpa 20 EC, trebonl 10 EC trước từ 10 - 15 ngày thu hoạch sẽ đảm bảo loại bỏ loại sâu và cũng đảm bảo về chất lượng.
- Sâu xám: khi phát hiện bạn dùng thuốc Malathion 50% phun lên cây trồng vào sáng sớm hoặc chiều mát sẽ giúp loại bỏ.
- Rệp sáp: Bạn nên sử lý củ giống ngay từ lúc ban đầu, rửa sạch, phơi nắng để loại bỏ.
- Bệnh mốc sương: dùng Zineb 80 WP, Booc đô 1% với đúng liều lượng ghi trên bao bì thuốc.
Phương Pháp Thu Hoạch Và Bảo Quản Khoai Tây
- Khi thấy lá cây trồng bắt đầu chuyển vàng là bạn có thể thu hoạch khoai tây được rồi.
- Khi thu hoạch bạn lưu ý loại bỏ các củ cây bệnh, ốm yếu và lưu ý nên thu hoạch vào các ngày nắng ráo.
- Thời gian gieo trồng và thu hoạch khoai trong khoảng 8 tuần để đảm bảo cho năng suất tốt, củ to nhưng bạn cũng có thể thu hoạch khoai tây non tùy theo ý muốn.
- Lưu ý: Sau khi thu hoạch khoai tây xong bạn cần tiến hành làm đất hoặc luân canh trồng các loại cây trồng khác chứ không nên để một số khoai tây nằm lại dưới đất để phát triển. Bởi đất trồng đã gần như bị cạn kiệt dinh dưỡng dẫn tới năng suất các vụ tiếp theo sẽ bị giảm và rất dễ sinh ra các loại mầm bệnh cho cây trồng.
Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển khoai tây và các loại nông sản: Xe kéo 4 bánh
Những công dụng của khoai tây
- Ăn khoai tây giúp giảm đau, chống viêm
- Khoai tây rất giàu Vitamin C, kali, Vitamin nhóm B, magie giúp cải thiện sức đề kháng cơ thể, chống lại các bệnh viêm khớp và nhiều bệnh viêm nhiễm khác.
- Nhiều nơi sử dụng khoai tây luộc để chườm lên các vết thương, sưng để giảm đau.
Ăn khoai tây hỗ trợ đường tiêu hóa
- Carbohydrat trong khoai tây giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp nhuận tràng, hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón.
- Ngoài ra, bởi thành phần giàu các loại Vitamin nhóm B nên việc bổ sung thêm khoai tây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày sẽ giúp xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Ăn khoai tây hỗ trợ phòng ngừa ung thư, sỏi thận, gút
- Ngoài các công dụng đã kể trên, khoai tây còn có công dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như ung thư, sỏi thận, gúi bởi thành phần giàu Vitamin C giảm axit uric trong máu.
- Việc ăn khoai tây giúp bổ sung sắt , canxi trong máu hạn chế sự hình thành của sỏi thận.
Ăn khoai tây làm trắng da, mờ các vết thâm, tàn nhang
- Nhiều chị em cũng sử dụng khoai tây như một liệu pháp làm đẹp tự nhiên hàng đầu.
- Mỗi tuần đắp mặt nạ khoai tây khoảng 2 - 3 lần và bạn sẽ thấy các vết nám, tàn nhàng mờ dần đi.
- Bạn có thể sử dụng cắt lát từng miếng hoặc luộc rồi say nghiền nguyên chất và kết hợp cùng các loại mật ong, dưa chuột ... để tăng thêm công dụng.
LỜI KẾT
- Trên đây FATECH đã chia sẻ với các bạn những kiến thức quan trọng nhất để trồng và thu hoạch khoai tây đạt năng suất cao.
- Chúc các bạn thành công, và sớm thu hoạch được một vụ bội thu như ý nhé!