Kỹ Thuật Trồng, Thu Hoạch Khoai Sọ Năng Suất Cao Nhất

Lượt xem: 411

Phương pháp trồng và thu hoạch khoai sọ năng suất cao và các công dụng của khoai sọ.

Tóm tắt nội dung

    • Khoai sọ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao thường được chế biến thành các món ăn ngon.
    • Việc trồng và thu hoạch khoai sọ trở nên rất phổ biến bởi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao.
    • Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp trồng để thu hoạch khoai sọ đạt năng suất tốt nhất thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

    thu-hoach-khoai-so

    Hiểu về khoai sọ

    • Khoai sọ là loại rau củ có hàm lượng tinh bột cao có nguồn gốc từ Ấn Độ.
    • Cây khoai sọ chia làm 2 phần: phần rễ cho ra củ và phân thân lá mọc phía trên.
    • Hoa và củ sẽ phát triển vào giai đoạn cuối khi cây sinh trưởng.

    thu-hoach-khoai-so

    Thời vụ trồng khoai sọ

    • Thời vụ trồng thích hợp khoai sọ khoảng thời gian từ tháng 3-4 và thu hoạch vào tháng 10-11 sẽ cho sản lượng tốt.
    • Tuy nhiên nếu bạn thực hiện theo các bước gieo trồng, chăm sóc , bón phân như ở dưới đây thì có thể gieo trồng và thu hoạch khoai sọ quanh năm. 

    Lựa chọn giống

    • Bạn lựa chọn củ giống tốt, không có sâu hay mầm bệnh, có trọng lượng khoảng 20 - 30g.
    • Nên chọn các củ có mầm rễ ngắn khoảng 0,5 cm.

    thu-hoach-khoai-so

    Phương pháp gieo trồng 

    • Bạn cắt củ giống theo chiều ngang với kích thước 2 x 2 x 2cm rồi đem ủ trong bầu ươm hoặc thùng, chậu xốp trong khoảng từ 7 - 10 ngày sau khi lên chồi, rễ phát triển thì mang ra vườn trồng.
    • Ngoài ra, còn có phương pháp nhân giống từ mô phân sinh. Được sử dụng để  làm sạch các giống cây bị nhiễm bệnh tuy nhiên cách làm này khá phức tạp dành cho người mới làm vườn.

    thu-hoach-khoai-so

    Chuẩn bị đất trồng khoai sọ

    • Cây khoai sọ có bộ rễ ăn khá nông nên đất trồng cần có độ tơi xốp nên trộn thêm mùn, trấu và lưu ý nên cày bừa kĩ, loại bỏ đá, sỏi , cỏ dại.
    • Trường hợp trồng ngoài đồng ruộng, luống rộng tầm 1m, cao 30cm, rãnh 30cm.
    • Mật độ trồng trên diện tích lớn trong khoảng 40.000 - 50.000 cây/ha. Hàng cách hàng là: 60cm.
    • Bạn trộn thêm phân gà, phân bò, phân hữu cơ để tăng thêm dưỡng chất cho đất trồng trước khoảng 1 tuần khi đưa cây non ra gieo trồng.

    thu-hoach-khoai-so

    Chăm sóc và bón phân

    • Mỗi ngày bạn tưới nước cho cây 1 lần vào buổi sáng sớm.
    • Nếu trồng trên diện tích lớn thì bạn nên cân nhắc lựa chọn vòi phun hoặc các thiết bị hỗ trợ phun tưới tự động và có thể tưới vào rãnh để tránh làm ngập mặt luống.
    • Khoai sọ là giống có rễ ăn lên vì vậy nên bạn bón cách gốc chừng 10cm là hợp lý.
    • Tổng số lượng phân bón cho 1ha: phân chuồng 10 tấn, đậm ure: 200kg, kali: 150kg, supe lân: 300kg.
    • Bón lót: bón hết phân chuồng + phân lân + 400 tro bếp khi lúc gieo trồng ( phân chuồng bạn trộn cùng với phân lân ) tro bếp rắc đều lên đỉnh củ .
    • Bón thúc lần 1: 1/2 phân ure sau khi trồng cây ngoài vườn, đồng ruộng được 1 tháng ( 30 ngày )
    • Bón thúc lần 2:  Bạn lấy 1/2 phân ure + lấy hết phân kali + hết số tro bếp nếu còn và khoảng thời gian bón cách lần 1 là 2 tháng.
    • Lưu ý:  cần dọn dẹp vệ sinh và dọn cỏ thường xuyên để tránh việc cỏ dại mọc xâm lấn sang đất trồng khoai sọ và căn thời gian trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng thì hạn chế tưới nước để hàm lượng tinh bột tăng nhiều hơn, củ chắc hơn.
    Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển khoai sọ và các loại nông sản: Xe kéo 4 bánh

    thu-hoach-khoai-so

    Thu Hoạch Khoai Sọ

    • Khi cây bắt đầu héo, lá lụi dần cũng là lúc có thể thu hoạch khoai sọ được rồi và chắc chắn đây cũng là thời điểm mà nhiều người làm vườn chờ đợi nhất.
    • Nên lưu ý thu hoạch hết, không nên bỏ sót  và tiến hành nhẹ nhàng tránh làm xây xước sẽ không bán được giá cao hoặc bị dập sẽ không bảo quản được lâu.
    • Khoai sọ sau khi thu hoạch có thể đem gọi vỏ, rửa sạch để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng hoặc bảo quản nơi thoáng mát.

    thu-hoach-khoai-so

    Những Công Dụng Của Khoai Sọ

    Ăn khoai sọ chống suy nhược cơ thể

    • Hàm lượng tinh bột trong khoai sọ tương đối cao giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
    • Những người mới ốm dậy hoặc những người bị suy nhược cơ thể chỉ cần ăn canh móng giò hoặc khoai sọ với thịt viên mọc với khoai sọ sẽ rất mau hồi sức.

    thu-hoach-khoai-so

    Ăn khoai sọ hỗ trợ đường tiêu hóa, tốt cho tim mạch

    • Khoai sọ chứa hàm lượng chất xơm, kẽm, kali, magie, mangan, sắt... dồi dào có công dụng giúp bạn ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim.
    • Bên cạnh đó, trong khoai sọ chứa Cabohydrat phức hợp giúp nhuận tràng, giảm táo bón, đầy hơi, khó tiêu..

    thu-hoach-khoai-so

    Ăn khoai sọ giúp tăng cường thị lực

    • Khoai sọ chứa chất chống oxy hóa như: beta-carotene, cryptoxanthin giúp đôi mắt sáng khỏe, ngăn chặn tình trạng thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
    • Những người bị cận thị, loạn thị hoặc các bệnh về thị giác rất nên bổ sung thêm khoai sọ vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.

    thu-hoach-khoai-so

    Ăn khoai sọ tốt cho làn da

    • Ngoài những công dụng đã kể trên, việc ăn khoai sọ mỗi ngày còn giúp làm đẹp da nên loại thực phẩm này rất được các chị em yêu thích lựa chọn vào chế độ ăn như các biện pháp làm đẹp tự nhiên.
    • Lượng Vitamin E, Vitamin A đều có tác dụng trong việc giúp trẻ hóa làn da, giảm nếp nhăn giúp da căng mịn, sáng khỏe hơn.

    TẠM KẾT

    • Trên đây FATECH đã chia sẻ với các bạn phương pháp trồng và thu hoạch khoai sọ đạt năng suất cao nhất và hi vọng rằng các bạn sẽ  thành công và sớm được thu hoạch 1 vụ bội thu trong các tháng tới.
    • Cám ơn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM