Kỹ Thuật Trồng, Thu Hoạch Mía Dễ Dàng, Năng Suất Cao
Lượt xem: 778
Chia sẻ kỹ thuật trồng, thu hoạch mía và những công dụng của mía với sức khỏe.
Tóm tắt nội dung
- Cây mía là giống cây trồng duy nhất, đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến đường ở nước ta và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
- Để trồng , chăm sóc và thu hoạch mía với năng suất cao đòi hỏi một số những lưu ý quan trọng dưới đây mà bà con và người làm vườn cần lưu ý:
Điều kiện để cây mía phát triển
- Cây mía rất cần được cung cấp đủ lượng nước và đòi hỏi rất cao về ánh nắng mặt trời để cho ra sản lượng tốt bởi chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố cơ bản này chắc chắn sẽ cho ra hàm lượng đường thấp, cây còi cọc.
- Tuy cây mía rất cần nước khi phát triển nhưng lại không thể chịu được ngập úng nên bà con cần hết sức lưu ý trong giai đoạn trồng và chăm sóc cho cây. Nếu vào mùa mưa rất nên linh động trong việc giữ cho độ ẩm của đất trồng luôn nằm trong khoảng 70%
Đất trồng thích hợp
- Đất trồng thích hợp nhất cho cây mía nên là loại đất xốp, có độ phì cao , thông thoáng và thoát nước tốt.
- Tuy nhiên bà con cũng có thể trồng mía trên đất pha cát, đất chua mặn, đất khô hạn ít màu mỡ chỉ cần cung cấp đầy đủ nước tưới và áng sáng cho cây trồng.
- Nếu trồng mía trên đất bãi, đất ruộng tầng canh tác cần có đố sâu trên 30cm để giữ ẩm được lâu, độ tơi cao, đạt năng suất tốt.
- Trồng mía trên đất đồi: Cần phơi ải để diệt trừ các loại sâu , mầm bệnh trước khi trồng cây mầm từ 50 - 60 ngày.
- Đất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long: lên liếp có độ rộng: 10 - 20cm, cao 25cm, rãnh sâu 25cm.
- Đất nhiễm phèn liếp cao khoảng 25cm, rộng 5m, ở phần đáy nên phủ một lớp đất dày 10cm.
Thời vụ trồng mía thích hợp
- Ở miền bắc có 2 vụ: vụ đông xuân gieo trồng vào tháng 11 - 3 , vụ thu gieo trồng vào tháng 9 thu hoạch vào tháng 11 - 1 năm sau.
- Ở Tây Nguyên có vụ chính vào mùa mưa từ tháng 4 - 6 nhưng nếu chủ động về nguồn nước tưới thì có thể trồng quanh năm.
- Ở Đông Nam Bộ: vụ chính gieo giống vào tháng 5-6 và thu hoạch vào tháng 3 - 4 năm sau. Vụ cuối mùa mưa gieo giống vào 10 - 11 và thu hoạch vào tháng 8 - 9 năm sau.
- Ở Tây Nam Bộ: có một chụ chính bắt đầu xuống giống vào tháng 4 - 6 và thu hoạch từ tháng 1 - 3 của năm mới.
Lựa chọn mía giống tốt
- Bà con nên lựa chọn mía giống ít nhất nên có từ 2 - 3 mắt mầm chưa bị xây xát , khô hay dập nát , không bị nhiễm sâu bệnh và đường kính to, mập đạt đủ tiêu chuẩn của giống.
- Lấy giống mía ít nhất phải được từ 6 8 tháng tuổi và nên đánh dấu phần đầu và ngọn để tránh nhầm lẫn.
Mật độ trồng mía
- Tùy thuộc vào điều kiện và diện tích gieo trồng mà sẽ có các mật độ trồng khác nhau.
- Thông thường đối với canh tác thủ công khoảng cách giữa các hàng mía khoảng 1m với hàng kép sẽ là 1,2 - 1,8m, trung bình hhoảng 8 - 10 tấn giống /ha
Cách bón phân cho cây mía đạt năng suất cao
- Bón lót: bà con nên bón 5-10 tấn phân bón hữu cơ/ ha, bón xuống rãnh và tưới nước đều sau khoảng 3 - 5 ngày mới bắt đầu được đặt mía giống xuống.
- Bón thúc: Sau khoảng 1,5 tháng tuổi kể từ khi xuống giống, bà con bón lần một phân Ure 100kg/ha + 50kg/ha.
- Khi cây được khoảng 3 tháng tuổi bón tiếp lần hai với Ure 100kg/ha + 50kg/ha và kết hợp vệ sinh, dọn dẹp cỏ dại.
Loại bỏ cỏ dại, sâu bệnh
- Bà con nên vệ sinh sân vườn, khu vực canh tác ít nhất 1 tháng/ 1 lần để loại bỏ các loại cây cỏ dại mọc lấn chiếm cạnh tranh đất trồng , dinh dưỡng của cây mía.
- Ngoài ra cũng cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh để tránh ảnh hưởng tới năng suất khi thu hoạch mía về sau.
- Sâu đục thân: loại này rất hay xuất hiện phá hoại cây trồng làm cây yếu dễ bị đổ khi gặp mưa gió, làm năng suất giảm. Bà con sử dụng thuốc Basudin hoặc Diaphos để loại trừ.
- Rệp bông trắng: khi thấy rệp xuất hiện trên cây bà con cần phun thuốc Trebon 10Ec, hoặc Supracide 40Ec với liều lượng thích hợp ghi trên bao bì hoặc nghe tư vấn từ nhà cung cấp.
- Bọ hung đục gốc: khi thấy có bọ hung xuất hiện bà con sử dụng thuốc Sago Supper và rải thẳng vào gốc mía và vun đất lại để loại trừ.
- Bệnh thối ngọn mía: Gặp tình trạng này bà con nên loại bỏ phần ngọn mía nhiễm bệnh hoặc loại bỏ cây trồng đó khỏi khu vườn đang trồng rồi rắc vôi bột và trộn vào hố đất.
- Bệnh than: bà con nên loại bỏ ngay cây trồng và rắc vôi bột để sát khuẩn.
Thu Hoạch Mía
- Khi thu hoạch mía, chỉ nên lưu lại các gốc mía có năng suất cao, không bị nhiễm bệnh và sử dụng các công cụ làm vườn, làm đồng như quốc xẻng để vệ sinh ngay để đào xới đất, loại bỏ cây mầm không tốt , cây nhiễm bệnh để chuẩn bị cho vụ trồng mới.
- Dấu hiệu khi mía chín và có thể thu hoạch là phần lá mía mọc rất sát nhau, có màu vàng nhạt các đốt trên ngọn cây ngắn.
- Cách thu hoạch mía cần chặt sát gốc, nên dùng dao sắc nhọn để thực hiện thao tác dễ dàng tránh việc làm dập nát gốc mía.
- Bó cây mía thu hoạch theo từng bó với trọng lượng khoảng 10kg và gom lại khoảng 30 - 50 bó và sử dụng các phương tiện hỗ trợ vận chuyển.
- Lưu ý: thời gian thu hoạch ruộng mía cần tiến hành xong sớm trong khoảng 3 - 5 ngày để có thời gian chăm sóc cho vụ trồng mới.
Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển mía và các loại rau củ nông sản: Xe kéo 4 bánh
Công dụng của cây mía
Cung cấp năng lượng nhanh
- Nước mía là loại nước giải khát đứng đầu trong việc cung cấp năng lượng nhanh nhất cho cơ thể mỗi khi bạn cảm thấy mệt mỏi.
- Các loại đường đơn có trong nước mía hấp thụ rất nhanh trong cơ thể giúp tinh thần tỉnh táo hơn để bạn tiếp tục thực hiện công việc.
Cải thiện hệ tiêu hóa, chức năng gan, thận
- Lượng Kali có trong mía giúp trung hòa PH trong dạ dày để bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, không bị đầy hơi, khó tiêu và ngăn ngừa các bệnh viêm và nhiễm trùng dạ dày.
- Uống nước mía mỗi ngày giúp bạn trung hòa nồng độ glucose , có tính kiềm tự nhiên giúp đỡ chức năng gan không bị hoạt động quá tải.
- Tuy chứa nhiều đường nhưng nước mía không có Cholesterol , không chứa chất béo nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng uống nước mía sẽ đảm bảo sức khỏe của thận.
Giúp hỗ trợ xương và răng phát triển
- Ngoài các công dụng kể trên, trong nước mía ép chứa rất nhiều Canxi nên việc sử dụng nước mía mỗi ngày sẽ giúp xương chắc chắn hơn và đồng thời củng cố men răng giảm nguy cơ bị sâu răng.
- Vậy nên việc nhai mía cũng có tác dụng rất tốt giúp răng chắc hơn, hơi thở thơm tho hơn.
LỜI KẾT
- Hi vọng rằng với những chia sẻ của FATECH sẽ giúp bà con và người làm vườn nắm vững kiến thức hơn để việc gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch mía dễ dàng, ra năng suất cao nhất.
- Chúc bà con thành công.