Kỹ Thuật Trồng, Thu Hoạch Nhãn Năng Suất Cao Nhất
Lượt xem: 1139
Nhưng lưu ý trong kĩ thuật trồng và thu hoạch nhãn mà bạn cần biết.
Tóm tắt nội dung
- Nhãn là cây trồng lấy quả được trồng rất phổ biến tại nước ta.
- Khi thu hoạch nhãn có phần thịt bên trong có vị ngon ngọt cho hiệu quả kinh tế cao tạo ra nhiều việc làm cho bà con nhà nông.
- Nhằm giúp bà con và người làm vườn có một vụ thu hoạch năng suất cao, FATECH sẽ chia sẻ kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn đơn giản, hiệu quả.
Thời vụ trồng nhãn thích hợp
- Cây nhãn có thể tiến hành gieo trồng quanh năm nhưng năng suất tốt nhất thường sẽ vào vụ xuân bắt đầu xuống giống từ tháng 2 - 4 và vụ thu từ tháng 8 - 10.
Khoảng cách và mật độ trồng nhãn thích hợp
- Mật độ trồng nhãn thích hợp để cây có đủ diện tích và không gian để phát triển trong khoảng: 8m x 8m x 8m ( trong khoảng 156 cây nhãn/ ha. )
- Nhiều nơi thường áp dụng thêm phương pháp trồng xen thêm các loại rau hoặc cây họ đậu để vừa giúp giữ ẩm tốt, không cho cỏ dại xung quanh mọc lấn chiếm và gia tăng thêm giá trị về kinh tế.
Chọn giống nhãn thích hợp
- Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều các giống nhãn khác nhau và mỗi giống lại có những ưu, nhược điểm riêng.
- Trong số đó: Nhãn lồng của Hưng Yên, Nhãn đường phèn ở khu vực Sông Đáy thuộc Hà Tây trước đây, Nhãn Cơm Vàng ở Vũng Tàu là nổi tiếng nhất.
- Bạn nên lựa chọn một trong số các giống nhãn đã kể trên để đảm bảo lựa chọn giống tốt góp phần tạo ra năng suất cao khi tới thời điểm thu hoạch nhãn.
Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển thu hoạch nhãn và các loại nông sản: Xe kéo hàng 4 bánh
Đất Trồng Nhãn
- Nhãn là giống cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng lại có bộ rễ có khả năng chịu nước rất kém.
- Bà con cần lưu ý cần cày bừa thật kĩ khu vực canh tác, gieo trồng bởi chỉ cần bị ngập úng trong thời gian dài vào mùa mưa sẽ dẫn tới thối gốc rễ và cây có thể sẽ bị chết làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất.
- Bà con nên tạo các mô đất cao , đắp thành hình tròn với đường kính khoảng chừng 1m, cao khoảng 60cm.
- Trường hợp đồng ruộng hoặc đất trồng có địa hình thấp dễ bị ngập nước , bà con nên làm luống hoặc đào mương và thường luồng có độ rộng khoảng 8m, mương rộng khoảng 2m và sâu 1m.
- Ngoài ra cũng cần làm thêm cống thoát nước hoặc đảm bảo khả năng thoát nước của đất trồng tốt nhất.
Đào hố trồng và bón lót
- Hố trồng nhãn có kích thước trung bình thường là 0,5x0,5x0,3m ( dài x rộng x sâu ).
- Sau khi đào xong hỗ trồng , bà con bón lót 20 kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg NPK 16-16-8+13S+TE + 0,5 kg vôi bột trộn đều với đất để tăng thêm dưỡng chất , loại bỏ các loại vi khuẩn, mầm bệnh còn sót lại ở trong đất và các tàn dư còn sót lại từ vụ trồng trước.
- Lưu ý đào hố trồng ở chính giữa mô đất cao đã đề cập ở phần trên.
Ủ hạt giống
- Bà con lựa chọn hạt giống thích hợp , rửa sạch phần cùi ở đầu hạt , loại bỏ bụi bẩn các và loại vi khuẩn gây bệnh.
- Tiếp đó ủ hạt trong các khay trồng khoảng 5 - 7 ngày cho tới khi hạt nứt nanh thì chuyển qua chậu ươm để tiếp tục chăm sóc.
- Mỗi ngày tưới nước dạng phun sương cho cây 1 lần vào lúc sáng sớm, đặt chậu ươm ở vị trí có đủ ánh nắng mặt trời tuy nhiên thời điểm này cây vẫn còn yếu không nên để ở nơi có ánh nắng quá gắt.
- Cứ tiếp tục chăm sóc như vậy cho tới khi cây cao khoảng chừng 60 - 80cm thì bà con có thể đưa cây trồng ra ngoài đồng hoặc ngoài sân vườn để tiến hành chăm sóc và bón phân.
Chăm sóc cây nhãn sau khi trồng
- Bà con chuyển cây trồng ra hố đất trồng, vun chặt đất xung quanh gốc và tạo mô đất cao khoảng 60cm so với mặt đất.
- Giai đoạn này cần tưới nước thường xuyên cho cây nhãn, mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và khi chiều mát.
- Tăng cường thêm các loại phân: Komix, Bayfolan, Thiên Nông… sử dụng theo dạng phun theo dung lượng trên bao bì để giúp lá cây xanh tốt phát triển nhanh chóng.
Cách bón phân cho cây nhãn
- Năm 1: bón 1kg/ hốc cây với phân bón NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE+TE
- Năm 2: bón 1,5kg/ hốc cây với phân bón NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE+TE
- Thời điểm năm trước khi đưa vào thu hoạch, bà con tăng lên 2kg NPK/ hốc cây phân bón NPK Phú Mỹ 15-15-15+TE+TE
Phòng trừ sâu bệnh
- Bọ xít: bà con phun thuốc Basudin, Diazinnon, Dipterex, Trebon cách 1 tuần phun /1 lần với liều lượng thích hợp khi cây có quả non.
- Rệp sáp: Khi thấy rệp xuất hiện trên cây bà con sử dụng một trong số các loại thuốc như: Sherpa, trebon, actara phun vào các chùm hoa quả.
- Dòi, sâu đục quả: Phun thuốc Monitor, Trebon với liều lượng thích hợp.
- Bệnh sương mai: Bà con sử dụng một trong số các loại thuốc sau: Bordeau, Ridomil, Anvil , Score với liều lượng thích hợp ghi trên bao bì.
- Bệnh vàng lá do mất cân bằng trong dinh dưỡng , nguyên nhân do bón quá nhiều phân đạm , cần cân đối lại 3 loại phân Đạm, Lân, Kali.
Thu Hoạch Nhãn
- Bà con lưu ý khi vỏ quả nhãn dần chuyển từ màu nâu xanh sang màu nâu sáng , có độ mọng thì có thể thu hoạch nhãn được rồi.
- Lựa chọn các thành nắng ráo để thu hoạch và lưu ý không nên loại bỏ các cành lá của cây sẽ làm chậm thời gian thu hoạch cho các vụ tiếp theo.
- Để việc thu hoạch được dễ dàng và thuận tiện nhất bà con nên chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ thu hoạch như kéo cắt cành, đầu hát giật quả hoặc sử dụng thang leo.
LỜI KẾT
- Hi vọng với các lưu ý trong kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch nhãn mà FATECH đã chia sẻ sẽ giúp bà con có thêm các kiến thức hữu ích.
- Chúc bà con thành công.