Kỹ Thuật Trồng Và Thu Hoạch Khoai Môn Năng Suất Cao

Lượt xem: 1922

Phương pháp trồng và thu hoạch khoai môn năng suất cao và các công dụng của khoai môn.

Tóm tắt nội dung

    • Khoai môn là giống cây trồng dễ sinh trưởng mà không tốn nhiều công chăm sóc , giá trị kinh tế cao.
    • Để trồng và thu hoạch khoai môn năng suất tốt nhất bạn cần hiểu và lưu ý các bước dưới đây:

    thu-hoach-khoai-mon

    Thời điểm trồng khoai môn 

    • Để giúp cho cây phát triển nhanh và đặt năng suất cao nhất bạn nên gieo trồng vào tháng 10 - 12  để thu hoạch vào khoảng tháng 4 - 6 ở miền Nam nước ta.
    • Miền Bắc có thể gieo trồng vụ xuân 3-4 và vụ thu trồng 8-9 sẽ là thời gian lý tưởng nhất để cây phát triển tốt để thu hoạch khoai môn năng suất cao.

    thu-hoach-khoai-mon

    Đất trồng khoai môn

    • Đất trồng khoai môn thích hợp nhất cần có độ tơi xốp, chứa nhiều mùn.
    • Nếu trồng khoai trên đồng ruộng cần phải cày bừa thật kĩ, loại bỏ cỏ dại, sỏi đá, luống rộng chừng 1m, rãnh luống 30cm để tiện cho việc tưới nước và bón phân.

    thu-hoach-khoai-mon

    Mật độ trồng khoai môn

    • Thông thường các giống cây có nhiều nhánh như Khoai Môn sẽ có mật độ trồng khá dày, khoảng 30.000 cây/ha, cây cách cây 50cm.

    Lựa chọn củ giống 

    • Lựa chọn củ giống từ cây mẹ có năng suất ổn định, phát triển tốt không, có mầm bệnh, có vài sợi rễ ngắn.

    thu-hoach-khoai-mon

    Kĩ thuật gieo trồng đạt năng suất cao

    •  Bước 1: sử dụng công cụ làm vườn và tiến hành đào các hồ trồng và đặt củ giống theo hướng thẳng đứng.
    • Bước 2: Lấp kín đất chừng  2cm - 4cm, lưu ý khoảng cách giữa mỗi củ giống trong khoảng 50cm.
    • Bước 3: Tưới nước đều đặn cho củ giống mỗi ngày 1 lần vào lúc sáng sớm, nếu vào những ngày nhiều mưa cần cân nhắc không nên tưới nước thêm tránh việc khó thoát nước, gây bệnh cho cây trồng.
    • Lưu ý: giai đoạn cây non cần nước nhất là khi bắt đầu phát triển đượ từ 4-5 lá thật, thời điểm này có nước , phân bón và đầy đủ điều kiện ánh nắng mặt trời thì cây sẽ phát triển rất nhanh, góp phần tạo ra năng suất lớn khi thu hoạch khoai môn.

    thu-hoach-khoai-mon

    Chăm sóc cây non

    • Xới đất  loại bỏ các loại cây cỏ dại tránh việc mọc lấn chiếm sang đất trồng khoai môn.
    • Kết hợp bón phân, loại bỏ sâu bệnh phá hoại, tưới nước đều đặn cho cây trồng.

     thu-hoach-khoai-mon

    Bón phân

    • Lưu ý tổng số lượng phân bón cho 1ha bao gồm: 12 - 15 tấn phân chuồng, 150 kg Phân đạm, 150 phân supe lân, 180 kg Kali được chia làm 1 lần bón lót và 2 lần bón thúc
    • Lần bón lót ngay sau khi trồng củ giống: tất cả số phân chuồng + tất cả số phân supe lân
    • Lần bón thúc thứ nhất khi cây bắt đầu có khoảng 4 - 5 lá thật: một nửa số phấn Đạm Ure + 1/3 số phân Kali
    • Lần bón thúc thứ hai sau khoảng gần 2 tháng kể từ lúc bón thúc lần thứ nhất: Tất cả số lượng phân bón còn lại.
    • Cách bón phân: bà con bón theo hốc , kết hợp với việc vun chặt gốc sau khi bón, và vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại.

    thu-hoach-khoai-mon

    Loại trừ sâu bệnh

    • Sâu xanh ăn thủng lá: Sử dụng các loại thuốc Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Permicide 50EC... theo đúng liều lượng hướng dẫn bên bao bì và từ lời khuyên của nhà sản xuất.
    • Rầy mềm hút dinh dưỡng của cây trồng: sử dụng các loại thuốc Thiamax 25WG, Permicide...
    • Nhện đỏ gây héo rũ: Sử dụng các loại thuốc Brightin 1.8EC, Actimax 50WG, Secure 10EC đúng theo liều lượng được tư vấn.
    • Bệnh cháy lá , thối củ: Cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, loại bỏ cỏ dại và đảm bảo đất trồng có khả năng thoát nước tốt, tham khảo thuốc Eddy 72WP, Norshield 86.2WG + Phytocide 50WP để trị khỏi bệnh cho cây trồng.

    thu-hoach-khoai-mon

    Thu Hoạch Khoai Môn

    • Thời điểm thu hoạch khoai môn thích hợp là khi bạn thấy lá cây đã bắt đầu lụi dần và không còn dấu hiệu cho việc phát triển nữa.
    • Tiếc hành thu hoạch trong những ngày nắng ấm, tránh làm đứt rễ, xây xước khoai môn sẽ không bán được giá cao hoặc thời gian bảo quản không được lâu.
    • Sau khi thu hoạch, bạn bảo quản nơi thoáng mát, cao ráo  hoặc có thể rửa sạch bụi bẩn để chế biến thành món ăn dinh dưỡng.
    Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển thu hoạch nông sản: Xe kéo 4 bánh

     thu-hoach-khoai-mon

    Những Công Dụng Của Khoai Môn

    Khoai môn giúp kích thích tiêu hóa

    • Khoai môn chứa hàm lượng chất xơ cao giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu , táo bón.
    • Để có hệ tiêu hóa vận hành tốt, bạn nên bổ sung khoai môn vào thực đơn trong các món ăn của gia đình.

    thu-hoach-khoai-mon

    Khoai môn giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh

    • Khoai môn chứa thành phần Vitamin A, chất xơ giúp kích thích cơ thể sản sinh Insulin và Glucose ngăn cản quá trình hình thành của các tế bào ung thư,  giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
    • Bên cạnh đó, việc ăn khoai môn mỗi ngày cũng là một phương pháp bổ sung Kali, kẽm, magie, canxi,  tinh bột  hàng ngày giúp duy trì năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường lượng canxi giúp xương chắc khỏe.

    thu-hoach-khoai-mon

    Khoai môn giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả

    • Khoai môn là một trong các loại thực phẩm lý tưởng dùng cho việc giảm cân bởi lượng calo thấp, giúp bạn luôn có cảm giác no, quên đi cơn đói tạm thời để kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.
    • Bởi vậy nên nếu bạn đang tìm kiếm các loại thực phẩm tốt cho việc giảm cân thì chắc chắn không nên bỏ qua khoai môn.

    TẠM KẾT: 

    • Như vậy FATECH đã chia sẻ với các bạn một số các bước quan trọng để gieo trồng và thu hoạch khoai môn với sản lượng tốt nhất.
    • Chúc các bạn thành công.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM