Kỹ Thuật Trồng Và Thu Hoạch Lúa Cho Năng Suất Cao

Lượt xem: 428

Mách bạn phương pháp trồng và thu hoạch lúa đặt năng suất cao.

Tóm tắt nội dung

    • Lúa là cây lương thực chính tại tại nhiều quốc gia trên thế giới và Tại Việt Nam lúa là cây lương thực được canh tác nhiều nhất.
    • Bài viết dưới đây FATECH sẽ chia sẻ với các bạn phương pháp trồng và thu hoạch lúa cho năng suất cao.

    thu-hoach-lua

    Hiểu về cây lương thực lúa

    • Cây lương thực lúa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho cây sinh trưởng.
    • Trong số các loại cây lương thực hàng đầu: lúa mì, khoai, sắn, ngô, bắp, lúa. Thì Lúa luôn là cây lương thực xếp vị trí quan trọng nhất , có khoảng 50% dân số lựa chọn làm nguồn lương thực thiết yếu hàng ngày.
    • Cây lúa sinh trưởng rất nhanh , nhiệt độ thích hợp nhất trong khoảng 20 - 32 độ C nên nếu nhiệt độ tăng trệ 35 độ hoặc dưới 15 độ thì cây phát triển sẽ chậm khiến thời gian thu hoạch lâu hơn.
    • Cây có 4 bộ phận chính: Rễ, Thân, Bông, Hạt. Phần rễ phát triển và cắm sâu dưới đất, khi lúa chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng óng rất bắt mắt.

    thu-hoach-lua

    Mùa Vụ Trồng Lúa

    • Ở Đồng Bằng Sông Hồng và các tỉnh phía Bắc chia làm 2 vụ: Vụ xuân từ tháng 10 - cuối tháng 5, vụ mùa từ cuối tháng 5 tới cuối tháng 11.
    • Ở Duyên Hải Miền Trung chia làm 3 vụ: Vụ đông xuân từ tháng 10 - 4, vụ hè thu cuối tháng 4 - 9, vụ mùa cuối 5 - 11.
    • Ở Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long: Vụ mùa từ tháng 5 - 11, vụ đông xuân từ 11 - 4, vụ hè thu từ 4 - 8.

    thu-hoach-lua

    Phương Pháp Gieo Trồng Lúa

    • Bà con có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau:
    • Cách gieo cấy mạ: hạt giống chất lượng sau khi được ủ cho nên cây non trước khi cây phát triển được khoảng 4 - 6 lá thật thì mang ra đồng ruộng để cấy.
    • Cách gieo sạ thẳng: Bà con gieo thẳng hạt giống xuống ruộng tuy nhiên với phương pháp này cần chăm sóc cẩn thận và kiểm tra thường xuyên bởi nếu vào những ngày mưa nhiều hạt giống sẽ bị ngập úng, chết mầm non nên tỉ lệ thành công thấp.

    thu-hoach-lua

    Tiến Hành Gieo Trồng

    Lựa chọn giống lúa

    • Chọn giống là điều quan trọng đầu tiên mà bà con cần lưu ý bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất khi thu hoạch.
    • Nên chọn giống lúa dễ phát triển, có thể chịu hạn, kháng sâu bệnh, cho năng suất , chất lượng cao.
    • Một số giống mà bà con có thể tham khảo như: Nếp cái hoa vàng, Nàng thơm chợ đào, Việt Lai, RVT, HS118, M6, LTh31, HDT10, Gia Lộc 37, N26, PC26, OM 6561-12, OM 5199-1.....vv

     thu-hoach-lua

    Cách ủ lúa cho lên mầm nhanh nhất

    • Để lụa chọn được hạt giống tốt, không có mầm bệnh bà con nên tới các nhà phân phối, cửa hàng cây giống uy tín để được cam kết, đảm bảo về chất lượng.
    • Bước 1: ngâm hạt giống vào nước ấm khoảng 10 phút, loại bỏ các hạt lép, hạt nổi trên nước rồi lau sạch
    • Bước 2: sau khi đã vệ sinh và loại bỏ hạt lép, bạn tiếp tục ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 24h để giúp nó hạt dễ nảy mầm hơn.
    • Bước 3: Đặt các bầu ,  chậu ủ ở nơi có đủ ánh nắng mặt trời, đào các lỗ trồng nhỏ, mỗi lỗ bạn bỏ 1 - 2 hạt giống và vun lớp đất nhẹ lên.
    • Bước 4: Mỗi ngày tưới nước dạng phun sương cho hạt giống 1 lần, sau khi cây mầm phát triển được khoảng 0,5 cm thì đem ra vườn chăm sóc và khi cây cây cao khoảng 10cm thì có thể mang ra đồng cấy mạ được rồi.

    thu-hoach-lua

    Mật độ gieo trồng lúa

    • Mật độ trồng lúa thông thường tại nước ta trong khoảng 30kg/ ha, khoảng cách giữa các hàng khoảng 15 - 20cm, trung bình 1m2 sẽ trồng được khoảng 40 - 45 cây.

    thu-hoach-lua

    Đất trồng lúa

    • Bà con lưu ý rằng đất lúa phải được cày bừa thật kĩ ,  khả năng giữ nước tốt , loại bỏ các tàn dư độc hại trong đất để tránh việc lây nhiễm cho cây trồng.
    • Sử lý sạch gốc , các loại sỏi đá, cây cỏ dại , mặt ruộng cần có độ phẳng, mực nước nông để cây non phát triển thuận lợi nhất.

    thu-hoach-lua

    Chăm sóc cây lúa non

    • Bà con chia ra làm 3 đợt bón chính: bón lót, bón thúc lần 1, bón thúc lần 2
    • Bón lót: giai đoạn sử lý đất cần 300 - 500kg phân hữu cơ vi sinh + phân lân/ ha  giúp cung cấp dưỡng chất hữu cơ cho đất để tăng thêm dưỡng chất nuôi cây trồng, và loại phân này cũng góp phần hạn chế các độc tố từ đất, bệnh vàng lá, thối rễ.
    • Bón thúc lần 1: Sau khi cây non phát triển được khoảng 3 - 4 lá thật, bón phân đạm + phân kali
    • Bón thúc lần 2: khi cây lúa phát triển 6 - 8 lá ( thương là sau khoảng hơn 1 tháng khi bón lần 1 ) , bà con bón: Phân đạm + phân kali.

    thu-hoach-lua

    Loại trừ cỏ dại

    • Nhóm cỏ dại 1 lá mầm: cỏ đuôi phụng, cỏ túc, cỏ lông công, có đuôi chồn.
    • Nhóm cỏ dại 2 lá mầm: cỏ xà bông, cỏ vẩy ốc, rau mương, rau mác bao.
    • Đối với trường hợp gieo trồng thẳng dưới đồng ruộng  thì phun thuốc từ cỏ dại Prefit 300EC là điều kiện bắt buộc.
    • Giữ lượng nước ở phần rãnh ruộng để đảm bảo về độ ẩm cần thiết cho cây trồng.
    • Sau khi bón thúc lần 2 cần lưu ý sục bùn để tiếp tục dọn cỏ, tuy nhiên đi lại trong ruộng cần hết sức khéo léo để tránh gây hại cho cây lúa đang phát triển.
    • Nếu bà con sử dụng các loại thuốc diệt cỏ cần nghe lời khuyên từ nhà cung cấp về liệu lượng và cách sử dụng hợp lý.

    thu-hoach-lua

    Quản lý nước trong ruộng lúa

    • Quản lý nước là một kĩ thuật rất quan trọng cần lưu ý: sau khi gieo sạ được 3 ngày chỉ để mực được 1/2 thân lụa.
    • Sau 15 - 20 ngày bổ sung nước xâp xấp mặt ruộng.
    • Sau 25 - 30 ngày duy trì lượng nước xấp xấp khoảng 3 - 5cm.
    • Giai đoạn lúa trổ bông , để mực nước trong ruộng là 5 - 10 cm, lưu ý ngập nước sẽ làm bông bị thối và ngược lại cạn nước thì hạt lúa sẽ bị lép cho ra năng suất kém.
    • Tới thời kì lúa bắt đầu chín sáp ( thường là 10 ngày sau trổ bông ) , tiếp tục lượng nước. Đến cuối thời kì chín sáp ( Khoảng 20 ngày sau trổ bông ) bà con bắt đầu cho rút cạn nước.
    • Khi thu hoạch lúa , lúc này không cần phải tưới thêm nhiều nước nhưng bà con lưu ý vẫn cần duy trì độ ẩm trong đất khoảng 60%

    thu-hoach-lua

    Phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại

    • Sâu đục thân bướm: thường sẽ đục vào thân lúa từ lúc bắt đầu cấy ,  chúng sẽ cắn đứt làm cho lúa bị héo, bà con sử dụng các loại thuốc: Padan 95SP, Gegent 800WP để loại trừ.
    • Sâu cuốn lá nhỏ: hay cắn phá lá non, nhả tơ theo chiều dọc lá để làm nơi ẩn náu. Bà con nên dọn vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại và sử dụng: VIRTAKO 40 WG; PADAN 95SP; ALFATAC 600WP; DIAZAN 50ND; Regent 800WG để loại trừ.
    • Rầy nâu hại lúa: Rầy nâu là giống côn trùng rất thường gặp khi trồng lúa. Chúng hút chích nhựa làm cản trở quá trình trao đổi chất làm cho cây bị khô héo, xoán lá và để loại trừ bà con sử dụng ALIKA 247 SC; ACTARA 25 WG, BASSAN 50 EC , CHESS 50 WG; JETAN 50 EC, ANPROUD 70 DF..

    thu-hoach-lua

    Thu Hoạch Lúa

    • Thời điểm thu hoạch thích hợp khi bà con thấy khoảng 90 số hạt trên bông đã chín vàng nên tránh thu hoạch sớm vì năng suất sẽ bị hao hụt.

     Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển lúa và các loại nông sản: Xe kéo 4 bánh

    thu-hoach-lua

    Một số phương thức thu hoạch lúa

    • Thu hoạch lúa bằng liềm: Sử dụng liềm để cắt trong trường hợp ruộng lúa thu hoạch bị nghiêng, đổ nhiều hoặc ruộng bậc thang hay diện tích trồng nhỏ.
    • Máy gặt lúa, đập liên hoàn: dùng cho những cánh đồng rộng lớn, bằng phẳng. Với các hợp tác xã thì thường hay dùng đạp liên hoàn.
    • Máy cắt lúa cầm tay: Thích hợp với diện tích trồng lúa nhỏ, ruộng bậc thang vì máy chạy bằng xăng nên giúp tiết kiệm sức hơn.

    thu-hoach-lua

    Cách sơ chế, bảo quản

    • Phơi thóc đã thu hoạch trên sân gạch, hoặc sân si măng. Ngoài ra , bà con cũng nên cân nhắc sử dụng lưới nilon trong quá trình phơi trong khoảng 3 ngày.
    • Lớp rải trên sân chỉ khoảng 5 - 10 cm, lưu ý tránh ủ đống trong bao rất dễ khiến mọc mầm.
    • Các vụ vào tháng có nhiều mưa cần lưu ý dùng máy sấy khô lúa sau khu hoạch rồi rê sạch, dùng bao hoặc thùng để đựng mang đi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
    • Lưu ý nếu thời gian bà con muốn bảo quản trong khoảng trên 3 tháng độ ẩm phải dưới 13% nên nếu độ ẩm vượt quá 14% và  nhiệt độ ngoài trời cao tới 39 độ C cần có biện pháp xử lý kịp thời.
    • Đối với các quy mô thu hoạch sản xuất lớn cần sử dụng hệ thống nhà kho kín, kiên cố hạn chế sự xâm nhập của không khí bên ngoài hay các loại chim , chuột đục phá.

    LỜI KẾT

    • Trên đây FATECH đã chia sẻ với các bạn kĩ thuật gieo trồng và thu hoạch lúa đạt năng suất cao.
    • Cám ơn các bạn đã theo dõi, đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu thấy hay hoặc hữu ích nhé.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM