Lưu Ý Khi Trồng, Thu Hoạch Ô Liu Đạt Năng Suất Cao
Lượt xem: 1629
Mách bạn phương pháp chăm sóc, thu hoạch ô liu và cách bảo quản ô liu hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
- Ô liu là giống cây trồng phổ biến trên toàn thế giới mang giá trị kinh tế rất cao.
- Dầu Ô liu là loại dầu có giá trị nhất hiện nay và để có thể trồng và thu hoạch ô liu đạt năng suất cao, người làm vườn cần ghi nhớ một số các lưu ý sau.
Vụ trồng Ô Liu
- Nhìn chung bạn nên trồng cây Ô Liu vào mùa thu và mùa xuân khi nhiệt độ mát mẻ hoặc có đủ điều kiện nắng, độ ẩm không khí và không có nhiều sương giá.
- Nhiệt độ thích hợp để cây ô liu phát triển trong khoảng từ 15 - 30 độ C và gần như cây ô liu không thể chịu được nhiệt độ <10 độ C và cũng không phù hợp để trồng trong mùa hè hay những nơi có thời tiết nắng nóng kéo dài.
- Vậy nên một điều không may mắn là gần như cây Ô Liu sẽ không thích hợp hoặc cho ra năng suất rất kém nếu trồng ở các tỉnh Miền Nam nước ta.
Đất Trồng Và Các Điều Kiện Cơ Bản
- Đất trồng Ô Liu tốt nhất nên là các loại đất cát pha , đất sét , có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng .
- Nên trồng cây ô Liu ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời nhất bởi với giống cây trồng này bạn không nên lựa chọn các khu vực râm mát sẽ khiến cây khó phát triển.
- Bên cạnh đó, nước tưới cũng chiếm vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc trước khi có thể thu hoạch ô liu.
- Mặc dù Ô Liu là giống cây có thể chịu hạn rất tốt, tuy nhiên kể từ thời điểm bắt đầu chăm sóc cây non, bạn cần lưu ý tưới nước thường xuyên, ít nhất mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.
- Nếu trồng Ô Liu trên diện tích lớn bạn cần có những phương pháp sử dụng vòi phun nước tưới cây hoặc hệ thống tưới nước tự động để giúp rút ngắn thời gian cho việc chăm sóc.
Chăm sóc cây non
- Với cây ô liu bạn không nên lựa chọn phương pháp gieo trồng từ hạt giống bởi phương pháp này rất khó trồng, hạt giống Ô Liu rất yếu và khả năng nảy mầm không cao.
- Bạn nên tìm tới các nhà cung cấp cây giống, cửa hàng hoặc siêu thị có uy tín để mua và bắt đầu từ cây ô liu nhỏ.
- Mật độ trồng cây tùy theo diện tích đất trồng, nếu trồng trong sân vườn bạn cần đào các hố sâu chừng 0,5m có độ rộng 60cm và nếu trồng bằng chậu thì cũng nên lựa chọn các loại chậu hoặc thùng có kích thước tương tự như vậy.
- Cần lưu ý trồng cây trong thùng, chậu cảnh nên đục các lỗ nhỏ giúp thoát nước dễ hơn, tránh tình trạng cây bị ngập úng.
- Lưu ý: Việc trồng cây Ô Liu từ cây giống và cành giâm ( tách từ cây mẹ ) chỉ mất khoảng 3 - 4 năm để có thể thu hoạch hàng năm trong khi đó bạn phải mất 5 - 10 năm để bắt đầu thu hoạch nếu trồng theo phương pháp gieo hạt.
Tỉa Cành
- Công việc tỉa cành rất quan trọng với hầu hết tất cả các giống cây lấy quả và với Ô Liu cũng vậy.
- Bạn nên loại bỏ các cành phụ có lá héo úa để cây tập trung nuôi và phát triển các nhánh chính cho ra trái đạt năng suất cao khi thu hoạch.
- Nên thực hiện công việc cắt tỉa vào mùa xuân và mùa thu và sử dụng kéo tỉa cành để làm việc này.
Bón phân cho cây Ô Liu
- Đối với cây Ô Liu việc bón phân cần có quy tắc về liệu lượng phân bón, bạn lưu ý phải cân bằng hàm lượng phân đạm + kali + lân bằng nhau.
- Thời điểm bón phân thường vào đầu mùa xuân trước khi cây bắt đầu ra hoa và tiếp tục bón thúc khi cây bắt đầu đụng trái để cung cấp thêm dưỡng chất nuôi trái tốt hơn.
Loại Trừ Sâu Bệnh
- Cây ô Liu có thể chịu sâu bệnh khá tốt và sinh trưởng bình thường nếu được đặt trong các điều kiện cơ bản về nhiệt độ, ánh sáng , đất trồng và phân bón.
- Tuy nhiên với trường hợp cây bị quá nhiều các loại sâu đục quả, đục thân cây hay các loại rệp , nhện phá hoại thì bạn cần có những biện pháp can thiệp kịp thời.
- Một trong những sự lựa chọn được khuyến khích là bạn nên sử dụng các loại thuốc diệt trừ sâu bọ có nguồn gốc tự nhiên hay tự bào chế để tránh gây hại cho người tiêu dùng.
- Cách bào chế rất đơn giản: các loại gừng, tỏi, ớt chứa hàm lượng axit rất cao và chỉ cần xịt dạng dung dịch tác động tới da của các loại côn trùng sẽ khiến chúng bỏng rát hoặc xua đuổi rất hiệu quả.
- Trà hoa cúc: Bạn có biết trong hoa cúc chứa thành phần hóa học thực vật cực mạnh pyrethrin làm hệ thần kinh của côn trùng bị tê liệt và sẽ là sự lựa chọn khá lý tưởng để loại trừ các loại sâu bệnh phá hoại.
- Dung dịch thuốc lào: Bạn ngâm thuốc lào trong 24 giờ với nước để có dung dịch màu nâu nhạt để tiêu diệt các loại sâu , nhộng bướm, rệp, nhện và ốc sên.
Thu Hoạch Ô Liu
- Trung bình bạn có thể thu hoạch Ô liu với sản lượng từ 100 - 150kg/ 1 cây.
- Ô Liu là giống cây trồng rất lâu năm , có thể sống lên tới 600 năm nên phụ thuộc rất lớn vào công sức chăm sóc trong các năm đầu tiên.
- Khi quả ô liu bắt đầu chuyển sang màu sẫm tức là bạn có thể tiến thành thu hoạch.
- Cần chuẩn bị các công cụ làm vườn hỗ trợ như: thang, đầu giật hát quả, kéo cắt cành vv ... để việc thu hoạch diễn ra dễ dàng và thuận lợi, tránh việc làm quả rơi rụng nhiều, bị dập khó cho việc chế biến và bảo quản.
Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển ô liu và các loại nông sản: Xe kéo hàng 4 bánh
Bảo Quản Ô Liu
- Ô liu sau khi thu hoạch chỉ có thể bảo quản trong 2 - 3 ngày ở nhiệt độ thông thường và tối đa 7 - 8 ngày nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh.
- Vậy nên thông thường ngay sau khi thu hoạch Ô liu, cần cố gắng vận chuyển để mang đi xử lý càng sớm, càng tốt.
- Ô Liu cần được chuyển tới các nhà máy xưởng sản xuất chế biến thực phẩm, chế phẩm thành thức ăn, dầu ăn đóng hộp ...vv
Công dụng của Ô Liu
- Bên cạnh việc chế biến thành loại dầu ăn có giá trị nhất, Ô liu còn được sử dụng làm thuốc để điều trị, cải thiện chức năng gan, thận hỗ trợ đường tiêu hóa , điều trị bệnh tiểu đường , tim mạch tốt hơn.
LỜI KẾT
- Hi vọng với những chia sẻ của FATECH sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch Ô Liu tốt hơn.
- Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.