Quy Trình Trồng Và Thu Hoạch Lạc Cho Năng Suất Cao

Lượt xem: 369

Chia sẻ kĩ thuật gieo trồng và thu hoạch lạc đạt năng suất cao.

Tóm tắt nội dung

    • Lạc là giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được bà con và người làm vườn trên khắp mọi miền đất nước gieo trồng.
    • Cây lạc sinh trưởng nhanh chóng, các sản phẩm từ lạc cũng được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống.
    • Tuy nhiên để thu hoạch lạc đạt năng suất tốt nhất bạn cần phải lưu lại ngay quy trình gieo trồng và các bước chăm sóc dưới đây

    thu-hoach-lac

    Thời vụ trồng lạc

    • Trồng vụ xuân: gieo hạt từ tháng 2 - 3.
    • Trồng vụ hè thu: bắt đầu gieo hạt vào tháng 7 và 8.
    • Trồng vụ thu đông: bắt đầu gieo hạt từ cuối tháng 8 và 9.

    thu-hoach-lac

    Đất trồng lạc thích hợp 

    • Đất trồng thích hợp nhất giúp cây lạc phát triển là đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất cát ven biển có khả năng thoát nước tốt.
    • Bà con cần vệ sinh đồng ruộng thật sạch sẽ, đốt hoặc loại bỏ hết các tàn dư còn lại từ các vụ trồng trước để loại bỏ các mầm bệnh cho cây trồng.
    • Bước tiếp theo cầy ải sâu chừng 20 - 25cm và bón vôi, rắc đều 180 - 200kg/ ha rồi trộn đều cùng đất  và tưới nước lên để tăng hiệu quả diệt sạch mầm bệnh.
    • Đất cần có độ thoát nước tốt để tránh bị ngập úng vào mùa mưa, lên luống rộng 2m, độ cao 15cm,  mỗi hàng cách nhau 25cm.

    thu-hoach-lac

    Mật độ trồng cây lạc thích hợp

    • Để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch lạc , mật độ trung bình từ 33 - 35 cây/ mét vuông, mỗi hàng cây cách nhau khoảng 25cm.
    • Nếu bà con sử dụng phương pháp gieo hạt trực tiếp xuống các hốc cần lưu ý: 2 hạt giống một hốc thì khoảng cách 20cm, 1 hạt giống một hốc thì khoảng cách 10 - 12cm.
    • Việc tuân thu theo mật độ trồng sẽ giúp cây cỏ đủ không gian, dinh dưỡng để sinh trưởng với điều kiện thuận lợi nhất và cũng giúp bà con dễ dàng di chuyển khi tới thời gian thu hoạch.
    • Hiện nay có rất nhiều các dụng cụ hỗ trợ cho việc gieo hạt trên các cánh đồng lớn , bà con có thể cân nhắc lựa chọn để đảm bảo chính xác về khoảng cách cũng như rút ngắn thời gian làm việc và công sức.

    thu-hoach-lac

     Lựa chọn và xử lý hạt giống

    • Tiêu chuẩn lựa chọn hạt lạc giống cơ bản: mập mạp, không sâu bệnh, không dính hóa chất. Hạt to mẩy, vỏ sáng, không bị trầy trước hay xây xát có tỉ lệ nhảy mầm trên 90%.
    • Bà con nên tới các nhà phân phối, cửa hàng cung cấp cây giống để được tư vấn lựa chọn hạt gióng thích hợp để đảm bảo và cam kết về chất lượng.
    • Sau khi lựa chọn được hạt giống, bà con đem ngâm trong nước sạch từ 10 - 12 giờ, nếu trời đang rét thì ngâm trong nước có nhiệt độ khoảng 50 độ C.
    • Tiếp theo có thể đem ủ cho hạt cho nứt mầm trong bầu ươm hoặc khay trồng trong khoảng 7 - 10 ngày rồi đem gieo ngoài đồng ruộng hoặc vườn.
    • Cách ủ hạt rất đơn giản: bà con chỉ cần chuẩn bị các khay nhựa xốp rồi để các hạt mầm vào rồi vun đất trồng, mỗi ngày tưới nước dạng phun sương 1 lần và đặt ở vị trí có đủ ánh nắng mặt trời.

    thu-hoach-lac

    Gieo Hạt Mầm

    Gieo hạt trong vụ hè thu và đông

    • Bước 1: Lên luống xong bà con rạch hàng chừng 10cm.
    • Bước 2: bón phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch sau đó lấp lại để lại độ sâu chừng 3 cm để gieo hạt.
    • Bước 3: Diệt cỏ bằng các loại thuốc thích hợp.
    • Bước 4: Tiến hành phủ màng nion và vun đất ở hai bên mép để giúp cố định màng nilon được vững chãi hơn.
    • Bước 5: Dùng các dụng cụ hỗ trợ đục lỗ trên màng nilon và gieo hạt giống vào các lỗ đã đục sẵn, mỗi lỗ chừng 1 - 2 hạt và độ sâu của mỗi lỗ trong khoảng 3cm.

    thu-hoach-lac

    Gieo hạt trong vụ xuân

    • Bước 1: lên luống xong rạch hàng chừng 10cm.
    • Bước 2: bón phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch sau đó lấp lại để lại độ sâu chừng 3 cm để gieo hạt.
    • Bước 3: tiến hành gieo hạt theo khoảng cách: 2 hạt giống một hốc thì khoảng cách 20cm, 1 hạt giống một hốc thì khoảng cách 10 - 12cm.
    • Bước 4: phun thuốc diệt cỏ với liều lượng thích hợp.
    • Bước 5: phủ Nilon ngay trên mặt luống và vun , vén đất ở các rãnh bồi đáp vào giúp màng phủ nilon chắc chắn hơn khi gặp mưa gió.
    • Bước 6: Khi cây bắt đầu nhú mầm thì đục nilon ở vị trí đó để cho cây chồi ra bên ngoài.

     thu-hoach-lac

    Bón phân cho cây lạc

    • Bà con lưu ý mỗi hecta trồng cây lạc cần tối thiểu 10 - 15kg  phân ủ chuồng hoai mục  hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh và bón khoảng 1,5 tấn/ha + 100kg phân đạm + 100kg kali + 700 kg supe lân.
    • Chia đều thành 2 lần: bón lót, bón thúc . Khi bón, bà con cần trộn đều và bón một nửa số phân đạm và kali cộng thêm toàn bộ bón toàn bộ số lượng phân hữu cơ vi sinh trước lên luống.
    • Trước khi cây bắt đầu ra hoa tiếp tục xới đất và bón thúc toàn bộ số lượng đạm + kali + supe lân còn lại.

    thu-hoach-lac

    Xới đất chăm sóc cây

    • Bà con chỉ thực hiện kĩ thuật này khi trồng lạc mà không che phủ nilon.
    • Lần 1: khi trồng cây được khoảng 10 - 12 ngày ngoài đồng ruộng, thường sẽ có khoảng 3  - 4 lá thật.
    • Lần 2: Cây có khoảng 6 - 8 lá thật, thường là thời điểm trước khi ra hoa và cũng là lúc bà con thực hiện bón thúc toàn bộ số lượng phân đã đề cập ở trên. Xới đất sâu xuống khoảng chừng 5cm để trộn đều phân bón và loại bỏ các loại cây cỏ dại.
    • Lần 3: Khi cây đã ra hoa được 8 - 10 ngày cần tiến hành xới đất loại bỏ các loại cây cỏ dại.

    thu-hoach-lac

    Tưới nước cho cây lạc

    • Trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây, việc tưới nước là rất quan trọng mà bà còn cần thực hiện.
    • Chú ý kiểm tra độ ẩm của đất để điều tiết lượng nước tưới phù hợp tránh tình trạng bị ngập úng cho cây trồng.
    • Đất trồng luôn cần có độ ẩm trong khoảng 70%, đặc biệt giai đoạn ra hoa và tạo quả cần cung cấp lượng nước đầy đủ để cây có đủ điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
    Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển lạc và các loại nông sản: Xe kéo hàng bằng tay

    thu-hoach-lac

    Phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây lạc

    • Sâu xám: bà còn cần vệ sinh kĩ đồng ruộng và nếu quá nhiều cần sử dụng thuốc Padan 95SP; Regent 800WP để loại trừ.
    • Sâu xanh da láng: loại này hay xuất hiện vào mùa khô, bà con sử dụng thuốc: Atabron 5EC; Cascade 5EC + Mimic 20F; Dipel 3.2WP + Cascade 5EC; Mimic 20F + SeNPV; Dipel 3.2 WP + SeNPV để loại trừ.
    • Sâu khoang: hay ăn, đục thủng lá cây làm cho cây bị xơ xác và cũng hay gặm quả, bà con sử dụng thuốc:  Owfatox 40EC, Fastac theo đúng liều lượng đều loại bỏ.
    • Ngoài ra còn có các loại như: bọ trĩ, rệp, rầy xanh hay cắn phá... bà con sử dụng Sumidicin, Alphan 5EC, Basudin, Supracide 40 NP, Owfatox để loại bỏ.

    thu-hoach-lac

    Một số bệnh thường gặp ở cây lạc

    Bệnh hại lá

    • Thường xuất hiện các đốm nâu, đốm đen, bà con sử dụng thuốc Anvil; Bayleton 0,1 – 0,3% hoặc zinhep 0,2% và phun sau khi cây sinh trưởng được khoảng 45 ngày.

    thu-hoach-lac

    Bệnh héo xanh

    • Lá cây non bị héo và càng về sau thì toàn bộ cây bị héo rũ dễ nhận thấy vì lá xanh nhưng vẫn bị héo cách sử lý bệnh này là bà con nên vệ sinh đồng ruộng và làm sạch đất trồng để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập.

    thu-hoach-lac

    THU HOẠCH LẠC

    • Thời điểm quả già chiếm khoảng 85 - 90% tổng số quả trên cây là bà con có thể cân nhắc thu hoạch lạc được rồi.
    • Lựa chọn các ngày nắng ráo để tiến thành thu hoạch.
    • Sau khi đã thu hoạch xong nên mang đi phơi khô và phơi cho tới khi kiểm tra độ ẩm bằng máy đạt mức dưới 10% là đủ điều kiện cho việc lưu trữ.
    • Nhà kho hoặc các kho chứa cần đảm bảo độ kiện cố không bị ảnh hưởng với không khí, độ ẩm bên ngoài và hạn chế được tối đa việc bị chim chuột phá hoại.
    • Bà con cần kiểm tra thường xuyên các bao tải hay thùng để lạc để tránh các loại mối mọt và nấm mốc.

    LỜI KẾT

    • Trên đây FATECH đã chia sẻ với các bạn kỹ thuật trồng và thu hoạch lạc để đạt năng suất cao nhất.
    • Hi vọng rằng bạn đã nắm vững kiến thức và sớm áp dụng vào thực tế.
    • Cám ơn các bạn đã theo dõi.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM