Trồng Và Thu Hoạch Măng Cụt Đơn Giản, Năng Suất Cao

Lượt xem: 742

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch măng cụt đơn giản, cho năng suất cao.

Tóm tắt nội dung

    • Măng cụt là giống cây trồng lấy quả có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều nhất tại các khu vực miền Nam đất nước ta.
    • Phương pháp trồng, cách thu hoạch măng cụt như thế nào? Hãy cùng FATECH tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

    thu-hoach-mang-cut

    Đặc điểm của cây măng cụt

    • Măng cụt có xuất xứ từ các quốc gia Thái Lan, Myanma, Indonesia  và giống cây lấy quả này phát triển nhanh trong với kiểu thời tiết nhiệt đới ẩm.
    • Cây măng cụt có phần thân gỗ to, rộng như cây vú sữa với chiều cao trung bình khoảng 10m nên việc thu hoạch măng cụt cũng cần có những phương pháp riêng biệt.
    • Cây nhiều cành, lá xanh thẫm, phần rễ phát triển khá nông và phát triển cũng rất chậm.
    • Trái măng cụt sau khi thu hoạch to ngang với nắm đấm bàn tay, phần vỏ cứng và chát , có phần thịt bên trong màu trắng có vị hơi chua nhẹ rất ngon và được chia làm các múi.
    • Ngoài các giá trị về kinh tế thì măng cụt cũng là một trong các loại quả mang tính năng chữa bệnh như: tiêu chảy, hen suyễn...

    thu-hoach-mang-cut

    Điều kiện cơ bản giúp cây măng cụt phát triển

    • Nhiệt độ và khí hậu để cây măng cụt phát triển nhanh nhất ở trong khoảng từ 25 - 25 độ C, thời tiết có độ ẩm và lượng mưa lớn.
    • Là giống cây ưa ánh sáng nên bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn các vị trí trồng cây có đủ điều kiện về ánh nắng mặt trời.

    thu-hoach-mang-cut

    Đất trồng măng cụt thích hợp

    • Bạn có thể lựa chọn nhiều loại đất khác nhau để trồng măng cụt nhưng tốt nhất vẫn là sử dụng đất sét có nhiều tầng canh tác, nhiều hữu cơ, thoát nước tốt.
    • Lưu ý cây măng cụt chịu mặn rất kém nên hoàn toàn không thích hợp trồng trên các vùng đất nhiễm mặn.

    thu-hoach-mang-cut

    Mật độ trồng măng cụt

    • Măng cụt là giống cây cao lớn và có tán cây rất rộng, nên các hố trồng cây ngoài vườn hoặc đồng ruộng cách nhau 5 - 7m, mật độ trồng trong khoảng 100 cây/ha sẽ giúp cây có đủ không gian để phát triển và dễ dàng thu hoạch măng cụt về sau.

    thu-hoach-mang-cut

    Phương pháp gieo trồng măng cụt

    • Hiện nay có 2 phương pháp trồng măng cụt được sử dụng phổ biến nhất là gieo hạt và ghép cành.
    • Đối với phương pháp gieo hạt, bà con và người làm vườn nên cân nhắc lựa chọn hạt giống chất lượng từ nhà phân phối, cửa hàng hạt giống uy tín, có cam kết về chất lượng. 
    • Các đặc điểm của một hạt giống tốt thường có: hạt to, mẩy, không bị sâu hay có dấu hiệu của mầm bệnh và có khả năng nẩy mầm nhanh chóng.
    • Sau khi lựa chọn được hạt giống tốt, bà con ngâm hạt trong nước ấm khoảng 15 phút và vệ sinh loại bỏ phần thịt bụi bẩn bao bên ngoài.
    • Sau đó tiếp tục ngâm hạt giống trong khoảng 24 - 36 tiếng rồi phơi ngoài nắng khoảng 1 - 2 tiếng để kích cho hạt nhanh nảy mầm hơn.
    • Cuối cùng là bước ươm hạt trước khi mang cây non ra chăm sóc, bà con nên thực hiện ươm trong các khay nhựa mỗi lỗ bỏ 1 - 2 hạt giống và vun 1 lớp xơ dừa hoặc tro trấu mỏng nhẹ lên trên bề mặt.
    • Mỗi ngày tưới nước 1 lần vào buổi sáng sớm và thông thường sau khoảng 30 ngày hạt sẽ nảy mầm và có mầm non phát triển lên.
    • Thời gian này cần duy trì độ ẩm của đất và nên đặt khay trồng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
    • Khi cây cao lớn hơn có thể chuyển qua chậu hoặc bầu ươm khác cần lưu ý xới gốc nhẹ tay và khéo léo vì phần gốc và rễ của cây măng cụt thường phát triển rất nông.
    • Khi cây non phát triển với chiều cao khoảng 25 - 30cm thì có thể mang ra ngoài vườn hoặc đồng ruộng chăm sóc được rồi.
    • Các hỗ trồng ngoài vườn hoặc đồng ruộng có kích thước khoảng chừng: từ 60 x 60 x 60cm và bà con có thể tiến hành bón lót vào mỗi hố khoảng 0,5 kg vôi để tiêu diệt mầm bệnh và vệ sinh sạch sẽ + 10kg phân chuồng hoai + 100 g NPK.
    • Việc đào hỗ và chuẩn bị bón lót cần tiến hành trước khoảng 1 - 2 tuần trước khi cho cây ra vườn hoặc đồng ruộng để tiến hành chăm sóc.
    • Lưu ý: Bởi phần rễ của cây măng cụt khá yếu nên khi trồng cây nên đặt cây thẳng đứng, vun chặt đất vào gốc cây đảm bảo chắc chắn để cây không bị đổ ngã nếu có mưa bão.

    thu-hoach-mang-cut

    Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ

    • Trong quá trình chăm sóc cây, việc dọn vệ sinh sân vườn, đồng ruộng và loại bỏ các loại cây cỏ dại là vô cùng cần thiết sẽ giúp hạn chế tối đa việc chúng mọc lấn chiếm , cạnh tranh dinh dưỡng và không gian phát triển của cây măng cụt và sinh sôi ra các loại mầm bệnh gây hại.
    • Nếu trồng cây trong vườn với diện tích không quá rộng bà con nên cân nhắc sử dụng phương pháp thủ công, dùng máy xén cỏ hoặc cùng xẻng, quốc đào xới đất.
    • Trường hợp trồng cây trên diện tích rộng lớn có thể sử dụng các loại thuốc sinh học để diệt cỏ tuy nhiên cần nghe tư vấn chi tiết và sử dụng liều lượng thích hợp.

    thu-hoach-mang-cut

    Tưới nước

    • Măng cụt là một trong những giống cây trồng cần cung cấp lượng nước rất lớn đặc biệt là trong giai đoạn cây bắt đầu ra hoa và đậu trái, bà con cần tăng gấp đôi lượng nước tưới.
    • Trung bình mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và khi chiều mát tuy nhiên cũng có thể điều chỉnh linh hoạt nếu vào những ngày mưa nhiều để đảm bảo cây không bị ngập úng gây ra thối gốc rễ.

    thu-hoach-mang-cut

     Tỉa cành

    • Khi cây phát triển các tán lá rộng, dài để giúp cho cây có độ cân đối và hài hòa tổng thể cho sau này bà con nên tiến hành cắt tỉa cho cây trồng.
    • Loại bỏ các cành, tán nhỏ bị héo úa  hoặc các cành không đậu trái, nên cắt tỉa một đoạn dài từ 20 - 30cm.
    • Việc tỉa cành, sẽ giúp cây phát triển tốt, thu hoạch măng cụt cho năng suất cao.
    Xem thêm thiết bị hỗ trợ vận chuyển thu hoạch măng cụt: Xe kéo 4 bánh

    thu-hoach-mang-cut

    Bón phân

    • Khi cây ở giai đoạn chưa cho trái: Năm đầu tiên bà con bón phân NPK 0,5kg/1 cây , bón 2 lần trong năm đầu và cuối mùa mưa.
    • Khi cây bắt đầu cho ra trái: bón phân chuồng kết hợp 10kg phân NPK và chia làm 3 lần như dưới đây
    • Lần 1: trước khi ra hoa khoảng 30 ngày, bón gốc 3kg DAP + 3kg Kali
    • Lần 2: sau khi đậu trái, cần tăng thêm Kali, mỗi gốc bón 4kg
    • Lần 3: sau khi thu hoạch xong, bón toàn bộ số phân chuồng và phân NPK.

    Loại trừ sâu bệnh 

    • Sâu xanh, sâu rễ bùa: là giống loại thường hay tấn công, cắn phá lá non, quả non làm sản lượng thu hoạch thấp và để sử lý hiệu quả nên phun thuốc polytrin-p 440ec ngay khi phát hiện thấy.
    • Nhện đỏ: hay tấn công , chích và hút nhựa trong trái và lá cây tạo ra các vết thương lan rộng cho cây trồng khiến cây yếu dần bị khô và rụng lá. Bà con sử dụng thuốc Comite, Trebon, Danitol,… để loại trừ.
    • Bệnh thán thư: Các thời điểm khi cây ra lá non và phát triển quả rất nhảy cảm với các loại nấm bệnh, bà con sử dụng thuốc ridomil gold  với liều lượng thích hợp để bảo vệ cây trồng.

    thu-hoach-mang-cut

    THU HOẠCH MĂNG CỤT

    • Thông thường sau khoảng 4 tháng kể từ lúc cây cho ra hoa và tự thụ phấn , vỏ quả chuyển dần sang hơi đỏ là dấu hiệu có thể thu hoạch.
    • Thu hoạch măng cụt nên có phương pháp hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ hái quả như: kéo cắt cành hoặc đầu hái quả để tránh việc giựt mạnh vừa làm xây xước nghiêm trọng lại làm quả rơi nhiều dẫn tới dập nát không bán được giá cao mà lại rất khó bảo quản.

    LỜI KẾT

    • Hi vọng rằng với những kiến thức chia sẻ của FATECH qua bài viết sẽ giúp bà con nắm vững kiến thức khi gieo trồng và thu hoạch măng cụt để tạo ra năng suất cao.
    • Chúc bà con thành công, đừng quên chia sẻ nếu thấy hữu ích nhé!

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM