Trồng Và Thu Hoạch Măng Tây Dễ Dàng, Năng Suất Cao

Lượt xem: 572

Kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch măng tây đạt năng suất cao.

Tóm tắt nội dung

    • Măng tây là giống cây trồng có nguồn gốc từ các nước Phương Tây và được nhập trồng tại Việt Nam từ khá lâu.
    • Măng tây sinh trưởng rất tốt, có khả năng chịu hạn và có giá trị kinh tế cao nên dần được bà con và người làm vườn trồng rất phổ biến.
    • Bài viết dưới đây FATECH sẽ chia sẻ với các bạn phương pháp trồng và thu hoạch măng tây rất dễ dàng và nếu bạn cũng đang quan tâm tới giống cây trồng này thì hãy cũng theo dõi nhé.

    thu-hoach-mang-tay

    Thời vụ trồng măng tây

    • Có 2 thời vụ trồng măng tây cho năng suất tốt nhất là: vụ thu và vụ xuân.
    • Vụ thu: gieo hạt giống vào đầu tháng 8 - 9.
    • Vụ xuân: Gieo hạt giống vào tháng 2 - 4.
    • Nhiệt độ để cây sinh trưởng tốt nhất trong khoảng từ 15 - 30 độ C.

    thu-hoach-mang-tay

    Đất trồng măng tây

    • Măng tây sinh trưởng và phát triển tốt nhất đối với đất phù sa, đất thịt nhẹ có cát pha để đảm bảo khả năng thoát được tốt.
    • Trước khi tiến hành gieo trồng cần cầy bừa đất kĩ để có độ tơi xốp, loại bỏ cây cỏ dại và các tàn dư từ vụ trồng trước.
    • Tầng canh tác thông thường cần có độ dày khoảng 30cm.
    • Hoặc trong thời gian này, bà con có thể cân nhắc việc bón vôi để loại trừ hoàn toàn các loại sâu, mầm bệnh trong đất trồng.
    • Lưu ý: không nền trồng cây ở vùng đất gần bị nhiễm độc hay có chất thải độc hại.

    thu-hoach-mang-tay

    Sử lý hạt giống

    • Sau khi lựa chọn được hạt giống tốt, chất lượng từ các cửa hàng, nhà phân phối uy tín. Bạn cho ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 15 phút để loại bỏ các hạt lép, hạt nổi.
    • Bước tiếp theo bạn tiếp tục ngâm số hạt còn lại trong nước trong khoảng 24h rồi phơi ngoài nắng từ 1 - 2h để kích cho hạt dễ nảy mầm dễ dàng hơn.

    thu-hoach-mang-tay

    Ủ hạt giống

    • Sau khi đã ngâm hạt, bạn tiến hành ủ hạt giống trước khi gieo trồng.
    • Nếu dự tính trồng trên diện tích rộng, bạn cần sử dụng các khay ủ để tiện cho việc quản lý chăm sóc hơn.
    • Mỗi lỗ bạn cho 1 - 2 hạt giống vào rồi vun một lớn tro hoặc mùn có độ mỏng khoảng 1cm lên trên.
    • Mỗi ngày tưới nước 1 lần dạng phun sương và đặt khay ủ, chậu ủ tới các vị trí có đầy đủ ánh nắng mặt trời.
    • Nếu thuận lợi , chỉ khoảng 7 - 10 ngày ủ hạt sẽ lập tức nứt nanh và có mầm non chồi lên.

    thu-hoach-mang-tay

    Chăm sóc cây măng tây 

    • Sau khoảng hơn 1 tháng khi cây bắt đầu có 2 - 3 lá thật, bà con , người làm vườn có thể tiến hành di chuyển cây non ra ngoài đồng ruộng, vườn để tiến hành chăm sóc.
    • Dùng công cụ làm vườn tạo các hố trồng có độ rộng và sâu chừng 20cm, hố cách hố khoảng 30 - 40cm, hàng cách hàng khoảng 1m để đảm bảo cây măng tây không bị giới hạn về không gian phát triển.

    thu-hoach-mang-tay

     Phân Bón

    • Sau khi đưa cây non ra vườn, đồng ruộng tiến hành bón thúc lần 1: sử dụng phân đạm + kali + phân NPK 15 pha cùng nước và tưới vào gốc cây kết hơp vun đất vào gốc giúp cây thêm chắc chắn, vững chãi.
    • Sau đó định kì khoảng 1 tháng, bón thúc lần 2 với phân bón NPK 16 - 16 - 8 cho tới thời điểm thu hoạch để kích cho cây sinh trưởng nhanh chóng.

    thu-hoach-mang-tay

    Tưới Nước

    • Trong suốt thời gian chăm sóc , cây măng tây rất cần được cung cấp đầy đủ nguồn nước.
    • Bà con có thể phủ thêm 1 lớp tro trấu hoặc xơ dừa lên trên để giúp giữ ẩm tốt hơn cho cây măng tây.
    • Lưu ý: vào các ngày mưa nhiều hoặc có mưa bão cần lưu ý về lượng nước trong đồng ruộng để tránh cây bị ngập úng, thối gốc rễ và có thể bị chết cây.

    thu-hoach-mang-tay

    Loại trừ sâu bệnh

    • Loại trừ sâu bệnh là một trong các bước rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất khi bà con thu hoạch măng tây.
    • Sâu xanh và các loại bọ trĩ, rầy rệp: vệ sinh đồng ruộng, làm đất kĩ. Nếu có thể hãy bắt bằng tay tránh sử dụng các loại thuốc bởi sẽ không loại trừ hoàn toàn được mà lại có tác dụng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng.
    • Bệnh nấm, héo lá, bệnh sương mai: Sử dụng các loại thuốc Kasai, Kasumin, Carban, Carbenzim, Daconil, Triscophos, Validan với liều lượng hợp lý kết hợp vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

    thu-hoach-mang-tay

    Tỉa cành

    • Khi cây phát triển được khoảng 4 - 5 tháng, bà con lưu ý tỉa bớt cành lá già, héo úa chỉ nên giữ lại 4 - 5 cành chính khỏe mạnh , chắc chắn nhất để đảm bảo năng suất thu hoạch măng tây cao.
    • Ngoài ra cũng cần lưu ý việc dọn sạch sẽ các loại cây cỏ dại xung quanh.

    thu-hoach-mang-tay

    Thu Hoạch Măng Tây

    • Kể từ lúc gieo trồng tới khi thu hoạch măng tây sẽ kéo dài khoảng 7 - 9 tháng.
    • Khi có các cây măng con cao khoảng 30cm là bà con có thể thu hoạch bằng cách nắm chặt sát gốc rồi xoay nhẹ nhàng là măng non sẽ dễ dàng bị tách ra.
    • Nên thu hoạch vào lúc sáng sớm và vào những ngày có thời tiết nắng ấm để tránh các loại sâu bọ , vi khuẩn thừa dịp sinh sôi gây hại cho cây trồng.
    • Có thể kéo dài việc thu hoạch trong khoảng 5 - 10 ngày rồi lại tạm dừng tiếp tục chăm sóc, bón phân rồi tiến hành thu hoạch măng tây tiếp.
    • Nhìn chung, trong khoảng 1 - 2 năm đầu tiên sản lượng sẽ khá thấp, tuy nhiên sau 2 năm thì cây sẽ cho ra năng suất rất cao.
    • Nếu bà con chăm sóc cây trồng tốt, loại trừ sâu bệnh và lưu ý dọn dẹp cây cỏ dại, mỗi cây măng tây cho phép thu hoạch suốt 20 - 30 năm.
    Xem thêm thiết bị vận chuyển khi thu hoạch măng tây: Xe kéo tay 4 bánh

    TẠM KẾT

    • Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
    • Hi vọng rằng các bạn đã nắm chắc kiến thức để tự mình trồng và thu hoạch măng tây dễ dàng.
    • Chúc các bạn thành công.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN SẢN PHẨM